Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, nằm trên đồi Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh. Đây là một giáo đường lâu đời, có quy mô lớn và nổi tiếng của Huế, được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Nhà thờ Phủ Cam tọa lạc tại số 01 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
Lịch sử
Nhà thờ Phủ Cam được biết đến là nhà thờ cổ bậc nhất xứ Huế với lịch sử hơn 300 năm. Từ năm 1962, nhà thờ này bắt đầu được xây dựng một cách đơn giản bằng tranh tre tại xóm Đá. 2 năm sau đó, nhà thờ được di dời về đồi Phước Quả và được thiết kế dựa theo kiến trúc phương Tây.
Đến năm 1698, công trình kiến trúc được người dân thời bấy giờ gọi là “chưa từng có tại đất Phú Xuân” đã hoàn toàn bị triệt giải do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên đến năm 1898, nhà thờ này lại được tái sinh. Nó được xây dựng bằng đá chắc chắn và kiên cố theo lối kiến trúc Gothic cổ điển.
Năm 1963, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế lại nhà thờ này và lên kế hoạch xây dựng rõ ràng. Do vấp phải nhiều biến động lịch sử, phải đến 37 năm sau thì nhà thờ Phủ Cam mới được hoàn thành.
Cuối cùng đến năm 2000, nhà thờ Phủ Cam đã chính thức được khánh thành và trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo của người dân xứ Huế cho đến tận ngày nay. Cùng với kiến trúc cổ Lăng Khải Định Huế và Lăng vua Gia Long, nhà thờ Phủ Cam trở thành công trình lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần hình thành nên nền văn hóa cố đô.
Kiến trúc
Với tổng diện tích gần 11.000m2, nhà thờ Phủ Cam là một công trình đồ sộ và bề thế bằng bê tông cốt thép với sảnh chính, thánh đường và đôi tháp chuông cao đến 50m. Nhìn từ trên xuống, nhà thờ được xây dựng như một cây thánh giá với đầu hướng về phía Nam và chân hướng về phía Bắc.
Còn khi nhìn trực diện, nhà thờ Phủ Cam như một cuốn kinh thánh đang mở rộng. Nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc ấn tượng, vừa cổ điển vừa hiện đại, là sự giao thoa hòa hợp giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây.
Khu vực bên trong giáo đường thực sự gây choáng ngợp bởi hệ thống mái vòm, cột đỡ, trụ mái được thiết kế điệu nghệ, bàn thờ được làm từ đá cẩm thạch nguyên khối, đặc biệt là cây thánh giá làm từ gỗ thông cao đến 10m ở khu vực trung tâm. Không gian bên trong rộng đến mức có thể chứa một lúc tới 3.000 người.
Những điều bạn cần chú ý khi đến check in
- Lối vào nhà thờ, đặc biệt là cầu thang đi lên thánh đường là địa điểm đẹp nhất mỗi khi lên hình.
- Chọn góc máy rộng để lấy hết toàn cảnh nhà thờ
- Chọn trang phục lịch sự, kín đáo và có màu sắc tươi tắn
- Giữ trật tự và vệ sinh nơi công cộng