Nam Mỹ

Sewell: Thị trấn bị bỏ quên trên dãy Andes

Bởi
Khám phá
Thị trấn ma
Cập nhật: 25/07/2023 3:41 am
Đã đăng: 01/11/2014 11:00 am

Nằm cheo leo trên những sườn dốc của dãy núi Andes, thuộc Machalí, Chile, ở độ cao 2.000 mét, Sewell là thị trấn khai thác mỏ bị bỏ hoang do công ty Branden xây dựng vào năm 1905. Branden là công ty khai thác đồng đầu tiên ở Chile, một trong những nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới và cũng chính là một ví dụ điển hình cho hoạt động khai thác, xử lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả cao ở một nơi xa xôi, khắc nghiệt, công trình này là khu nhà ở của công nhân mỏ lớn nhất thế giới, El Teniente. Thị trấn mỏ Sewell có vai trò đặc biệt quan trọng khi góp phần vào sự mở rộng công nghệ khai thác tài nguyên trên toàn cầu lúc bấy giờ.

Ảnh: Wikipedia.org

Thành phố này được xây trên sườn núi Andes, nơi không có lấy một con đường bằng phẳng mà chỉ có duy nhất một dãy cầu thang dài đi từ ga tàu hỏa lên. Dọc theo lối đi đó công ty đã trồng thêm cây xanh để tạo dựng một không gian chung và xây thêm quảng trường cho thành phố. Nhà ở đây là các ngôi nhà gỗ được sơn xanh lá, đỏ, vàng, xanh trời.

Khi thành lập Sewell chỉ là một trang trại nhỏ nằm gần khu vực mỏ với một nhà máy thủy điện, và thang máy để vận chuyển đồng và sắt. Đến năm 1915, thị trấn được đặt tên là Sewell theo tên của Barton Sewell, đối tác của công ty Branden, kể từ đó thành phố phát triển hơn về kiến trúc hạ tầng, xây dựng nên dấu ấn riêng cho mình. Liên minh càng này được tăng cường khi một tuyến đường sắt nối liền các mỏ đến Rancagua, đặc biệt trong thời gian xảy ra Thế chiến thứ nhất.

Không lâu sau đó, hơn một trăm tòa nhà nhiều màu sắc xuất hiện và là nơi ở của hàng ngàn thợ mỏ ở đây. Tất cả các dịch vụ cũng xuất hiện, từ các bệnh viện, nhà thờ, trường học cho đến các câu lạc bộ, rạp hát, bể tắm nước nóng… Thời kỳ đỉnh cao của thành phố là khi dân số lên tới 15.000 người. Các tuyến đường sắt khổ hẹp được dựng lên để đưa các vật tư cần thiết đến thị trấn, trong khi quặng được đưa ra ngoài trong các thùng lớn bằng hệ thống tàu điện trườn xuống đồi để đến các nhà máy luyện kim tại Caletones.

Đến cuối những năm 1960, ngành công nghiệp đồng được quốc hữu hóa và trở thành tài sản của Nhà nước. Hầu hết dân cư đã rời khỏi thành phố tới Rancagua để có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn và đến năm 1980 Sewell đã bị bỏ hoang hoàn toàn. Năm 1998 thị trấn đã được công bố là một di tích quốc gia. UNESCO đã công nhận Sewell là di sản văn hóa thế giới vào năm 2006.

Ảnh: Wikipedia.org
Ảnh: rodoluca88 (Flickr)
Ảnh: rodoluca88 (Flickr)
Ảnh: Jorge Felipe Gonzalez (Flickr)
Ảnh: Jorge Felipe Gonzalez (Flickr)
Ảnh: Panoramio.com
Ảnh: es.althistory.wikia.com

Tuy nhiên mỏ vẫn còn hoạt động đến ngày nay và El Teniente bây giờ vẫn sản xuất 3% sản lượng đồng ‘thế giới.

(Tham khảo: Amusing Planet, VnExpress)
Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *