• Điểm đánh giá
    0.00
    (0.00)
  • 81 lượt xem
;
C

Địa chỉ: đường Trần Thánh Tông, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

^

Đến đó: Đi thẳng đường Ba Tháng Hai tới ngã 4 giao với đường Trần Phú, đi thẳng tiếp đến khi gặp đường Triệu Việt Vương, rẻ vào chạy thẳng tầm 10-15 phút sẽ tới. Nếu đi từ đường Trần Phú, bạn rẽ vào đường Lê Hồng Phong, chạy thẳng đến khi gặp Triệu Việt Vương rồi đi thẳng như trên.

Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt là một trong ba Thiền Viên lớn nhất nước ta (cùng với Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc). Nằm cạnh hồ Tuyền Lâm, Thiền viện là điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt, là nơi bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy những phút giây lắng đọng thanh bình trong tâm hồn.

Xem thêm: 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đà Lạt

Truyền thuyết

Vào một đêm những năm 1986 khi đang say mình trong giấc ngủ ngài Thích Thanh Từ nằm mộng thấy mình đang ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên. Tỉnh giấc sau khi chiêm nghiệm ngài liền nghĩ tới Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt đẹp, núi hồ thanh vắng nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo sẽ sớm thành chính quả. Chính vì thế ngài đã phác họa toàn cảnh thiền viện và đi tìm địa điểm thích hợp để xây cất. Khi tới khu vực Hồ Tuyền Lâm ngài rất hài lòng chúng Phật tử vì vậy liền thuận theo ý ngài tiến hành các thủ tục xin cấp đất.

Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng vào ngày 8/4/ 1993 và đến ngày 8/2/1994 thì hoàn thành và bắt đầu khóa thiền đầu tiên. Người thiết kế là ông Vũ Xuân HùngTrần Đức Lộc và kiến trúc sư rất nổi tiếng thời đó là Ngô Viết Thụ – người đã thiết kế ra Dinh Độc Lập ở thành phố Hồ Chí Minh.

Miêu tả

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Nếu du khách lên thiền viên từ phía Hồ Tuyền Lâm du khách phải leo trên con dốc bậc thang dài khoảng 500m, đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Ba cổng tam là biểu trưng cho 3 quan trong nhà thiền: Sơ quan, Trùng quan và Lao quan. Đó là 3 cửa mà một hành giả tu thiền phải vượt qua mới đến được cảnh giới rốt ráo. Qua được 3 cửa này thì mới vào chánh điện và thấy được Phật.

Chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm có diện tích 192 m2 bên trong thờ đức Phật Bổn Sư Ca Thích Mâu Ni cao 2 m tay phải ngài cầm cành hoa sen đưa lên theo điển tích “Liên Hoa Vi Tiếu” của nhà Phật. Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.

Hoạt động của thiền viện

Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Thiền Viện có hơn 100 tăng ni và nhiều cư sĩ tập trung từ khắp nơi trong nước, hàng ngày đọc kinh theo một chế độ tu luyện nghiêm khắc với quan điểm triết học: “trở về soi rọi chính bản thân mình”.

(Tham khảo: Wikipedia, Khachsandalat.net, Dulichdalat.pro, Vnexpress)
Đà Lạt
Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân... Đọc thêm »
295 lượt xem
Tìm hiểu
Trở lên Trên ▲
Quảng cáo
Bài viết liên quan
Nằm ngay cửa ngõ về Đà Lạt, xứ D’ran ở huyện Đơn Dương khá hoang sơ. Nếu ai từng đọc “Chuyện xứ D’ran xưa” của Lâm...
Dec 8, 2023
37 lượt xem
Với khí hậu mát mẻ, thắng cảnh rừng thác hồ đẹp mơ mộng và ngàn sắc hoa quanh năm đua nở, Đà Lạt từ lâu...
Jan 2, 2024
42 lượt xem
Trong bản đồ du lịch Việt Nam, Đà Lạt vẫn luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Ở thành phố này, người ta thường...
Jan 2, 2024
124 lượt xem
Với thời tiết se lạnh của những ngày đông, kết hợp cùng mùa hoa khoe sắc, chuyến du lịch Đà Lạt vào những ngày cuối...
Jan 2, 2024
50 lượt xem
Nông sản Đà Lạt là một trong những mặt hàng được thực khách lựa chọn nhất. Nông sản được trồng và sản xuất từ các...
Jan 2, 2024
6 lượt xem
Bạn có tin có một nơi mà ở trong cái nền nhiệt chỉ 17 đến 25 độ C, xung quanh toàn núi non, bạn vẫn...
Jan 2, 2024
49 lượt xem
Nhiều người khẳng định chắc nịch rằng “có ma trong ngôi biệt thự bỏ hoang” ở Đà Lạt! Những “oan hồn” trinh nữ. Cảm giác...
Jan 2, 2024
61 lượt xem
Plan của chúng ta là… chả có cái plan quái nào cả. Điều đó đồng nghĩa, ta phải chuẩn bị đủ mọi skill cũng như...
Jan 2, 2024
9 lượt xem
Tất cả bài viết

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

C

Địa chỉ: đường Trần Thánh Tông, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

^

Đến đó: Đi thẳng đường Ba Tháng Hai tới ngã 4 giao với đường Trần Phú, đi thẳng tiếp đến khi gặp đường Triệu Việt Vương, rẻ vào chạy thẳng tầm 10-15 phút sẽ tới. Nếu đi từ đường Trần Phú, bạn rẽ vào đường Lê Hồng Phong, chạy thẳng đến khi gặp Triệu Việt Vương rồi đi thẳng như trên.

Đà Lạt
Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân... Đọc thêm »
295 lượt xem
Tìm hiểu