Tượng Đức Mẹ trên núi Tà Pao (gọi tắt là tượng Đức Mẹ Tà Pao; tiếng Pháp: Notre Dame de Ta Pao) nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 120km về phía Tây Nam. Vị trí này rất thuận tiện cho việc di chuyển, từ trung tâm tỉnh Bình Thuận, bạn có thể dễ dàng đến Đức Mẹ Tà Pao bằng nhiều phương tiện giao thông.
Mỗi năm, có hàng triệu người dân Công giáo và du khách thập phương đến Linh địa Đức Mẹ Tà Pao để hành hương, cầu nguyện. Đây là nơi thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của người dân Công giáo Việt Nam, cũng là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của tỉnh Bình Thuận.
Thời gian lý tưởng để tham quan Đức Mẹ Tà Pao là từ tháng 1 đến tháng 5, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ. Nhiệt độ trung bình trong khoảng 25-30 độ C, rất thuận lợi cho việc đi lại và tham quan. Lúc này, cảnh vật ở đây cũng rất tươi đẹp, cây cối xanh tươi, hoa cỏ khoe sắc.
Tên gọi
Tà Pao có thể dễ phân tích theo tiếng K’Ho như sau: “Tà” nghĩa là bến sông, Pao là một tên riêng của một người chủ bến đó. Khu vực Tà Pao là một bến đỗ của thuyền bè giao thương trên Sông La Ngà, khu vực này trao đổi hàng hoá và buôn bán, sau đó nơi này được thành lập là Chợ Tà Pao thuộc xã Đồng Kho.
Một quan điểm khác chưa được kiểm chứng: “Tà Pao” là tên đặt theo tiếng của dân tộc K’Ho có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp” (“Tà”: đẹp theo nghĩa linh thiêng, “Pao”: giấc mơ). Nhưng nếu được viết hoặc phát âm là “Tàmpao” thì có nghĩa là “Suối mơ”.
Sự tích và phép lạ của Đức Mẹ Tà Pao
Đức Mẹ Tà Pao gắn liền với sự tích phát xuất từ ba em học sinh tại Phương Lâm, và được người dân truyền miệng nhau suốt thời gian qua. Tương truyền thời bấy giờ, bốn đứa trẻ Mỹ Hiền, Tuyết Nhung, Hồng Nhung và Bích Trâm đang chơi trước sân trường tiểu học ngay dưới chân đồi. Lúc ấy, lũ trẻ nhìn thấy đám mây lớn, sáng hồng, ở giữa là hình Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng, đầu đội triều thiên, chung quanh đám mây là chim bồ câu bay lượn.
Một nguồn tin địa phương cho hay: Vào năm 2000 có 1 trận lụt lớn ở khu vực Chợ Tà Pao, Tà Trang, La Ngâu. Khiến khu này khổ càng thêm khổ, sau lũ ít hôm thì có các đoàn cứu trợ đến giúp. Nhân duyên này họ đã thấy tượng của Đức mẹ trên núi (tượng đã có rất lâu về trước, và cũng ít người quan tâm, chủ yếu là thấy tượng đã tồn tại từ bao giờ không ai biết), từ lúc đó có những tin đồn là có Đức mẹ hiển linh. Một cách rất Tâm Linh, khu vực này được các tổ chức viếng thăm và hỗ trợ người dân ở đây có cuộc sống tốt hơn rất nhiều, giúp dân địa phương trở nên giàu có hơn sau lũ lụt.
Lịch sử xây dựng Linh địa Đức Mẹ Tà Pao
Tượng Đức Mẹ đã xuất hiện tại Tà Pao vào trước những năm 1975. Tuy nhiên sau những biến cố lịch sử, tượng đã không còn nguyên vẹn và thất lạc ở nhiều nơi. Khoảng năm cuối năm 1980, một số tín đồ Công Giáo đã tiến hành tìm kiếm lại các mảnh vỡ. Tuy nhiên, đến gần 10 năm sau, vào năm 1989 mới phát hiện được một phần đầu, tay, chân của tượng Đức Mẹ.
Sau đó, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi và linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Tân Thời đã khôi phục được tượng Đức Mẹ Tà Pao nhờ vào tài năng điêu khắc tinh tế chuyên nghiệp của nhà điêu khắc Lê Phát. Đến tháng 7 năm 1991, tượng được hoàn thành và tọa lạc trên đỉnh núi Tà Pao trở thành nơi linh thiêng của Ninh Thuận cho đến ngày hôm nay.
Các công trình tại Linh địa Đức Mẹ Tà Pao
Khuôn viên trung tâm thánh mẫu
Hiện nay khuôn viên trung tâm thánh mẫu Đức Mẹ đã sửa chữa và xây dựng rộng rãi hơn. Khuôn viên bao gồm 2 phần chính: Lễ đài dưới chân núi và bậc tam cấp dẫn lên tượng đài Đức Mẹ.
Lễ đài dưới chân núi được xây dựng trên nền đất cũ. Lễ đài sở hữu diện tích rộng rãi 200 mét vuông, trong khi đó khu vực bậc cấp thang dẫn lên núi dài 250 mét, với 400 bậc. bao gồm linh đài có mái màu xanh dương. Phía trước là khu vực xem lễ được chia thành 12 ô cỏ lớn, tạo không gian thoáng mát và thuận tiện cho việc tham quan, hành hương.
Tượng Đức Mẹ Tà Pao
Tượng Đức Mẹ Tà Pao được tạc theo hình ảnh Đức Mẹ Fatima đang đứng chắp tay, hướng ánh mắt hiền từ về phía đồng nội xanh thẳm. Trên tay Mẹ cầm chuỗi hạt Mân Côi, biểu tượng của sự cầu nguyện và suy niệm.
Tượng Đức Mẹ có chiều cao gần 3m, được đặt trên một bệ vuông cao 2m. Tượng được tạc bằng xi măng trắng, tạo nên vẻ đẹp thanh thoát và trang nghiêm.
Giờ diễn ra Thánh lễ tại Linh địa
Giờ lễ tại nhà nguyện: 05:00 tất cả các ngày trong tuần
Giờ lễ tại Linh đài Đức Mẹ Tà Pao: 08:00, tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ Bảy sẽ có lễ lúc 08:00, 16:00 và 20:00
Giờ lễ vào ngày 13 mỗi tháng:
- 06:30: chầu Thánh thể
- 07:00: Thánh lễ đồng tế
- 16:30: Kính lòng thương xót Chúa, dâng hoa Đức Mẹ Tà Pao
- 17:00: Thánh lễ
Những điều cần lưu ý
- Lựa chọn trang phục phù hợp với chốn linh thiêng
- Hạn chế mang theo trang sức, tư trang có giá trị, đặc biệt nếu đến viếng Đức Mẹ Tà Pao vào các dịp lễ lớn
- Không la hét, nói to, đùa giỡn
- Nếu là người ngoại đạo không tham dự Thánh lễ, không gây ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh