" />

Chùa Bửu Long

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:39 pm
Đã đăng: 15/01/2016 12:15 pm

Chùa Bửu Long nằm trên một ngọn đồi phía tây ngạn sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km. Tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan. Từ xa, du khách có thể nhận diện ngôi chùa qua hình ảnh của ngọn bảo tháp màu vàng rực rỡ nổi bật trên nền trời.


Ảnh: Sưu tầm

Chùa Bửu Long được thành lập năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của hòa thượng Thích Viên Minh, trụ trì. Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn – tạo cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo.

Chùa liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chánh điện, Tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, Ni viện, Ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân. Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ – nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn, nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.

Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm. Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức Tăng thống Phật giáo Sri Lanka tặng thiền viện một cây bồ-đề chiết từ cây mẹ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ), được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ-đề Phật cảnh.

Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này.

[f3]

Ảnh: DU LỊCH BỤI

Ảnh: Xóm Nhiếp Ảnh

Ảnh: Tinhte.vn

Ảnh: Mytour.vn

Ảnh: Giacngo.vn

Ảnh: Giacngo.vn

Ảnh: Giacngo.vn

Bản đồ đường đi chùa Bửu Long

[/f3]

[f4]

Bằng xe bus

Xe bus số 56 từ chợ Bến Thành đến Coop Mart ngã tư Thủ Đức. Từ trạm này đón xe bus số 611 đi đến trạm chót (bến xe). Tại đây có Honda vào chùa Bửu Long. Nếu đi từ chợ Bến Thành 12h trưa thì sẽ đến chùa trước 2h để nghe pháp (chủ nhật).

Bằng xe máy

Đây là bản đồ hướng dẫn đường đến chùa Bửu Long đi từ thành phố Hồ Chí Minh. Ở Biên Hòa có một khu du lịch cũng tên Bửu Long, nhiều người đã nhầm lẫn 2 địa điểm này. Chùa Bửu Long thuộc địa phận Quận 9, Tp.HCM; còn Khu du lịch núi Bửu Long thuộc Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Qua khỏi khu vực núi Bửu Long này cũng có một chùa là chùa Bửu Đức do Thượng tọa Giác Chánh trụ trì. Hai địa điểm này, chùa Bửu Long và Khu du lịch núi Bửu Long, cách nhau rất xa.

Bản đồ này hướng dẫn 2 cách đi đến chùa Bửu Long. Từ cầu Sài Gòn, đi theo đường Xa lộ Hà Nội. Đi khoảng 8.4km, đến Ngã tư Thủ Đức (gặp Coop.Mart bên góc phải của ngã tư). Từ đây có hai cách đi:

Cách 1: Từ ngã tư Thủ Đức
– Rẽ phải vào Lê Văn Việt.
– Đi khoảng 4,5km đến cuối đường Lê Văn Việt gặp Ngã ba Mỹ Thành (trước mặt có cây xăng Mỹ Thành).
– Rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng. Đi khoảng 2km gặp ngã rẽ bên phải có ghi tên đường là Nguyễn Xiển nhưng đừng rẽ vào đây mà tiếp tục đi thẳng, đường đi thẳng này cũng là Nguyễn Xiển.
– Đi khoảng 3.3km, gặp Trường Trung Học phổ thông Nguyễn Văn Tăng (nguyên là Trường tiểu học Long Bình) nằm bên phải đường.
– Từ Trường Trung Học phổ thông Nguyễn Văn Tăng, tiếp tục đi thẳng khoảng 1km nữa (nhìn bên trái đường đã thấy ngôi tháp cao), Chùa Bửu Long nằm bên trái đường.
Tóm lại, lộ trình ở đây là: Ngã tư Thủ Đức rẽ phải –> Lê Văn Việt –> Nguyễn Văn Tăng –> Nguyễn Xiển –> Chùa Bửu Long nằm bên trái đường. Ưu điểm của cách đi này là đường đi không phải xa lộ nên ít xe cộ và ít bụi. Nhược điểm là hơi xa một chút.

Cách 2: Từ ngã tư Thủ Đức tiếp tục chạy thẳng theo Xa lộ Hà Nội đến suối Tiên, chạy thêm khoảng 2,5km gặp Cây xăng Hiệp Phú 2 tại Ngã ba Đường mới nằm bên phải xa lộ Hà Nội. Từ dây có 2 cách đi:
– Rẽ vào Ngã ba đường mới, đi hết đoạn đường ngắn này (1.5km), gặp đường Nguyễn Xiển cắt ngang trước mặt –> rẽ phải một chút qua cầu Đồng Tròn (đã thấy ngôi tháp cao), chạy tiếp khoảng 750m –> Chùa Bửu Long nằm bên phải đường.
– Tiếp tục đi thẳng theo Xa lộ Hà Nội, thêm khoảng 1km, gặp Ngã ba Tân Vạn –> rẽ phải vào đường Nguyễn Xiển –> qua cầu Đồng Tròn đi thêm khoảng 750m là đến Chùa Bửu Long nằm bên phải đường.
Tóm lại, lộ trình ở đây là: Ngã tư Thủ Đức chạy thẳng –> Cây xăng Hiệp Phú 2 –> rẽ phải vào Ngã ba đường mới hoặc tiếp tục đến Ngã ba Tân Vạn –> Nguyễn Xiển –> qua cầu Đồng Tròn –> Chùa Bửu Long bên phải đường. Ưu điểm là gần hơn cách kia một chút, nhược điểm là nhiều xe cộ và bụi do xa lộ.
[/f4]

[i1 id=”info”]Chùa Bửu Long[/i1][i2]
[item]Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Hồ Chí Minh, Việt Nam[/item]
[item type=open]Hàng ngày, 8AM – 6PM[/item]
[item type=fee]Miễn phí[/item]
[item type=phone]+84 96 196 62 74[/item][/i2]

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *