Trung Đông

Quyển sách thần thánh và hẹn gặp nhau ở Jerusalem!

Bởi
Nhật ký, Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:48 pm
Đã đăng: 02/07/2014 1:00 pm

Trên bậc thang ở đồi Oliu, những sinh viên đang khoác trên người áo lính giải thích cho tôi nghe câu nói bất hủ “hẹn gặp nhau ở Jerusalem” của người Do Thái. Câu nói đó mang chút gì đó hơi thở hối hận của những người từng bỏ tổ quốc ra đi và một chút gì đó về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc còn non trẻ của mình. Hơn cho câu nói ấy, những người Israel đã thầm hiểu như thế nào về 2 từ đơn giản “tổ quốc”.

“Cuốn sách thần thánh” với kiến trúc lạ kỳ trên mái vòm đã thu hút ngay khi tôi vừa đến khu Givat Ram nằm ở ngoại ô Jerusalem để tham quan bảo tàng quốc gia Israel.

Người ta cho rằng, ngôi đền Mount là nguyên nhân gây ra xung đột giữa Israel và các quốc gia Hồi Giáo xung quanh.

1. Những bản thảo của quyển kinh Thánh

Mái vòm màu trắng được thiết kế trông giống như phần trên của bầu rượu hồ lô, xung quanh phần gốc mái vòm là dòng nước trong veo quanh co len lõi. Mái vòm được thiết kế ngang bằng với mặt đất trên một ngọn đồi.

Những bức tường có màu đen tuyền như đối nghịch với màu trắng mái vòm được đặt nằm dọc theo các bậc thang đưa tôi đi sâu bên trong lòng đất. Đó là bảo tàng chứa những bản thảo đầu tiên của quyển kinh Thánh được xây dựng vào 1965 bởi kiến trúc sư Armand Bartos và Frederick mà người địa phương hay gọi là “Cuốn sách thần thánh”.

Mái vòm trung tâm bảo tàng được thiết kế hình hồ lô đựng các cuộn kinh Thánh thả trên biển chết. Màu trắng tượng trưng cho thần ánh sáng, màu đen là thần bóng tối, dòng nước xung quanh là biển Chết.

Sự chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên ngoài và bên trong khiến tôi có một chút cảm giác khó chịu khi lọt vào lòng bảo tàng dưới lòng đất. Những căn phòng bên trong bảo tàng khá tối, chỉ một vài ánh đèn vàng nhỏ được đặt trong các tủ kính để tôn vinh những nét viết sắc sảo trên những tấm da trừu, da dê hay da bò.

Cô nhân viên bảo tàng giải thích cho tôi hiểu: cần có sự hoạt động cao của máy lạnh và không được phép chụp hình để bảo quản những tấm da. Hàng năm, khi mùa du lịch cao điểm (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), bảo tàng mới mở cửa. Thời gian còn lại của năm, những tấm da được bảo quản theo một phương pháp đặc biệt.

Những hang động cất giữ các cuộn kinh Thánh được vớt từ biển Chết ở sa mạc Qumran.

Khi Chúa Jesus giảng kinh, những tín đồ đã ghi lại và viết bản thảo kinh thánh bằng ngôn ngữ Hebrew (chữ Do Thái cổ) trên những tấm da theo phương pháp đục kim, bôi mỡ động vật và cho kiến cắn qua các lổ đục. Để tránh mất đi các bản thảo do những cuộc truy sát bởi vua Vua xứ Judae là Herod và hoàng đế La Mã Caesar Augustus, những người mộ đạo đã sao chép ra nhiều bản khác nhau cất giữ.

Cũng đồng thời để truyền bá đạo Ki Tô đi khắp nơi, những người mộ đạo đem các bản thảo bỏ vào những chiếc hồ lô và thả chúng trôi đi trên biển Chết.

Cuộc tìm kiếm những bản thảo của quyền kinh Thánh diễn ra từ năm 1947 đến 1956. Có hơn 200 cuộn da có niên đại từ thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 10 được tìm thấy trong 11 hang động ở vùng Qumran. Trong số những cuộn da được viết từ thế kỷ 2 TCN, nổi bật là câu chuyện “cuộc chiến giữa con trai thần ánh sáng và con trai thần bóng tối”.

Vòng tay che chở khi người Do Thái bị thảm sát.

Ý tưởng màu trắng của mái vòm (tượng trưng cho thần ánh sáng) và màu đen của những bức tường (tượng trưng cho thần bóng tối) nhằm thể hiện lại câu chuyện này và dòng nước len lõi qua mái vòm bảo tàng được thiết kế để diễn tả các bầu hồ lô được thả trên biển Chết.

2. Hẹn gặp nhau ở Jerusalem

Tôi lại lang thang đến đài Yad Vashem, nơi tưởng niệm người Do Thái đã nằm xuống khắp nơi trên thế giới sau những cuộc tàn sát của người Đức.

Hình ảnh những khuôn mặt em bé được điêu khắc vào những cột đá dọc theo lối vào khu tưởng niệm bất chợt làm tôi rùng mình và khắc khoải. Những khuôn mặt ấy thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên nhưng rồi đã nằm xuống ở vùng đất xa lạ nào đó của châu Âu, đặc biệt ở Ba Lan.

Trong khoảng tối mênh mông bên trong trung tâm khu tưởng niệm, những ngọn đèn cầy được đặt cách khoảng nhau và cháy le lói không bao giờ tắt. Thứ ánh sáng huyền bí ấy như là những thiên thần đồng hành để đưa đường dẫn lối cho các em yên nghỉ trên thiên đường cao.

Cầu nguyện cho những người xấu số.

Có lẽ, điều kiện khô khan và khó sống của sa mạc cùng với những cuộc chiến triền miên trên vùng đất Thánh nên khiến nhiều người Do Thái rời tổ quốc ra đi để tìm chân trời mới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ. Sự thông minh khiến họ dễ dàng lập nghiệp và giàu có trên các những vùng đất khác nhau. Họ chính là người lập cơ sở đầu tiên về việc trao đổi tiền tệ và từ đó thiếp lập nên các hệ thống ngân hàng sau này.

Nhưng cũng không một ai giải thích được tại sao Ngài Hitler lại căm thù họ đến như vậy. Phải chăng, ngài Hitler cho rằng người Đức mới chính là những người thông minh nhất thế giới do từ German đồng âm với từ Gentle hay vì câu chuyện ly kỳ khi ông phải lòng một cô gái Do Thái và cô đã phụ ông, để lại vết thương lòng cho ông bằng bệnh lậu. Những người Do Thái rời bỏ quê hương bàng hoàng nhận ra rằng mình sẽ chết, nhưng trước đó họ chưa từng làm gì cho tổ quốc.

Trên những bậc thang ở đồi Olive, tôi trò chuyện với nhóm sinh viên đang khoác trên người chiếc áo lính, những người bạn Israel chia sẻ với tôi: “Israel được thành lập và được thế giới công nhận vào ngày 1/5/1949 và là một quốc gia khá non trẻ trên bản đồ. Mọi người chúng tôi có câu nói “Hẹn gặp nhau ở Jerusalem” như nhắn nhủ với những người còn đang sống lưu vong và những con người đang sống nơi đây hãy đồng lòng hướng về tổ quốc. Chúng tôi không muốn mất đi một Jerusalem mà vua David đã dày công xây dựng …”.

Hẹn gặp ở Jerusalem?

Tái bút: Câu nói “Hẹn gặp nhau ở Jerusalem” còn là chủ đề xuyên suốt của quyển tạp chí Atmosphere của hãng hàng không El Al – hàng không quốc gia Israel.

Nguồn: Linhnc2005
Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả