" />

Nhật Bản: Thời tiết và lễ hội

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:49 pm
Đã đăng: 02/06/2014 5:00 pm

Người Nhật tự hào về bốn mùa trong năm của họ (và một lượng đáng kể trong số đó tin tưởng chắc chắn rằng các hiện tượng trong mùa là điểm độc đáo riêng của Nhật), nhưng khách du lịch có lịch trình đi lại linh hoạt thì nên đến vào mùa xuân hoặc mùa thu.

  • Mùa xuân là một trong những thời điểm lý tưởng nhất trong năm để đến Nhật. Nhiệt độ ấm áp nhưng không nóng, cũng không có quá nhiều mưa. Tháng Ba – tháng Tư đến cùng lễ hội hoa anh đào nở nổi tiếng (sakura) và là thời gian của các cuộc chè chén và hội hè.
  • Mùa hè bắt đầu với một đợt mưa ảm đạm (gọi là tsuyu hoặc baiu) vào tháng Sáu rồi chuyển thành một lò hấp hơi vào tháng Bảy và tháng Tám, với độ ẩm và nhiệt độ cao nhất lên tới 40oC. Hãy tránh thời gian này ra hoặc đi đến phía Bắc Hokkaido hay các vùng núi Chubu và Tohoku để tránh nóng. Tuy nhiên có cái hay là một loạt các buổi biểu diễn pháo hoa (花火大会 hanabi taikai) và các lễ hội lớn nhỏ sẽ diễn ra vào thời gian này.
  • Mùa thu, bắt đầu vào tháng Chín, cũng là một thời điểm tuyệt vời để đến Nhật. Nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu hơn, có nhiều ngày đẹp trời và những sắc màu mùa thu cũng ấn tượng không kém sắc hoa anh đào nở. Tuy nhiên, vào đầu thu, các cơn bão thường đổ bộ vào các vùng phía Nam Nhật Bản và khiến cho mọi hoạt động bị ngừng trệ.
  • Mùa đông là thời điểm thích hợp để đi trượt tuyết và tắm nước nóng, nhưng vì một số tòa nhà thiếu hệ thống sưởi trung tâm nên có thể sẽ cực kỳ lạnh khi ở trong nhà. Đi về phía Nam đến Okinawa sẽ dễ chịu hơn một chút. Ở Hokkaido và phía Bắc Nhật Bản thường có tuyết rơi mạnh do những cơn gió lạnh thổi từ Siberia. Lưu ý là trên bờ biển Thái bình dương phía Đông đảo Honshu (nơi tập trung hầu hết các thành phố lớn) mùa đông ấm áp hơn là trên bờ biển ở Biển Nhật Bản phía Bắc: Trời có thể có tuyết ở Kyoto nhưng ở Osaka cách một giờ chạy xe, trời lại chỉ đầy mây và có mưa rải rác.
Núi Phú Sỹ

[f1]Ngày lễ[/f1][f2]
Ngày nghỉ lễ quan trọng nhất ở Nhật Bản là Tết Năm mới (お正月 Oshōgatsu) vào ngày lễ gần như đóng cửa hoạt động kinh doanh của cả nước từ 30 tháng Mười hai đến 3 tháng Một. Người Nhật hướng về quê nhà đoàn tụ với gia đình (khiến cho ùn tắc giao thông), ăn những món ăn truyền thống và đi lễ chùa tại các ngôi đền chùa gần nhà đúng thời khắc nửa đêm để cầu nguyện cho Năm Mới. Cũng có nhiều người Nhật thường xuyên du lịch nước ngoài trong dịp này, với một mức giá máy bay rất cao.

Vào tháng Ba hoặc tháng Tư, người Nhật đồng loạt đổ ra ngoài trong lễ hanami (花見, nghĩa là “Ngắm hoa”), một lễ hội của những chuyến dã ngoại ngoài trời và những cuộc chè chén say sưa trong công viên, được ngụy trang một cách khôn ngoan dưới hình thức ngắm hoa anh đào nở. Thời gian chính xác hoa anh đào nở thay đổi theo từng năm và các kênh TV của Nhật Bản liên tục bám sát quá trình hoa anh đào nở từ Nam tới Bắc rất sát sao.

Kỳ nghỉ lễ dài nhất là Tuần lễ Vàng – Golden Week (Từ 27 tháng Tư đến 6 tháng Năm) với bốn ngày nghỉ chính thức trong vòng một tuần và sau đó mọi người cứ tiếp tục tự kéo dài kỳ nghỉ. Các chuyến tàu thì chật kín, còn giá máy bay và khách sạn bị đội lên gấp nhiều lần so với thông thường, khiến cho thời gian này trở thành khoảng thời gian rất tệ để du lịch ở Nhật Bản, tuy nhiên những tuần lễ ngay trước hoặc ngay sau Tuần lễ Vàng đều là những sự lựa chọn tuyệt hảo.

Mùa hè đến đem theo hàng đống các lễ hội được tổ chức để giúp người ta quên đi thời tiết nóng ẩm khó chịu (ngang với miền Trung Tây Hoa Kỳ). Có các lễ hội địa phương (祭 matsuri) và những cuộc thi pháo hoa (花火 hanabi) cực ấn tượng trên khắp cả nước. Lễ hội Tanabata (七夕), tổ chức vào ngày 7 tháng Bảy (hoặc đầu tháng Tám ở một số nơi), kỷ niệm câu chuyện về đôi tình nhân bất hạnh chỉ có thể được gặp nhau vào ngày này.

Lễ hội mùa hè lớn nhất là lễ hội Obon (お盆), được tổ chức vào giữa tháng Bảy ở Đông Nhật Bản (Kanto) và lễ hội Trung thu ở Tây Nhật Bản (Kansai), là dịp để bày tỏ lòng kính trọng với những linh hồn tổ tiên đã mất. Mọi người đều trở lại quê nhà và đi thăm các nghĩa trang trong làng, khiến giao thông trở nên ùn tắc.

Các ngày nghỉ lễ quốc gia

Danh sách sau đây là lịch chính xác cho năm 2012, trong đó những ngày lễ âm lịch như các ngày thu phân hay xuân phân có thể chênh nhau từ 1 đến hai ngày. Những ngày lễ rơi vào ngày cuối tuần có thể được nghỉ bù vào ngày thứ Hai sau đó. Lưu ý là phần lớn người Nhật đều nghỉ quá thời gian trong các dịp Năm mới, Tuần lễ Vàng và lễ hội Obon. Kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất là Tết Năm Mới, thời gian đó nhiều cửa hiệu và nhà hàng đóng cửa ít nhất là 2 ngày, vì thế có lẽ đây không phải là thời gian lý tưởng để thăm thú. Tuy nhiên, những cửa hàng tiện ích vẫn tiếp tục mở cửa và rất nhiều đền chùa tổ chức các hội chợ Năm mới, vậy nên cũng không quá khó để tìm đồ ăn.

  • 1 tháng Một – Năm Mới (ganjitsu 元日 hay gantan 元旦)
  • 2 và 3 tháng Một – Ngày nghỉ Năm Mới của các Ngân hàng
  • 9 tháng Một (Ngày thứ Hai thứ hai của tháng) – Ngày lễ Trưởng thành (seijin no hi 成人の日)
  • 11 tháng Hai – Ngày Quốc khánh (kenkoku kinen no hi 建国記念の日)
  • 20 tháng Ba – Ngày Xuân phân (shunbun no hi 春分の日)
  • 29 tháng Tư – Ngày Showa (showa no hi 昭和の日) – ngày nghỉ đầu tiên của Tuần lễ Vàng
  • 30 tháng Tư – Kỉ niệm ngày Showa
  • 3 tháng Năm – Ngày Hiến pháp (kenpō kinnenbi 憲法記念日)
  • 4 tháng Năm – Ngày Cây Xanh (midori no hi みどりの日)
  • 5 tháng Năm – Ngày Thiếu nhi hay Ngày Trẻ em (kodomo no hi こどもの日) – ngày nghỉ cuối cùng của Tuần lễ Vàng
  • 16 tháng Bảy (Ngày thứ Hai thứ 3 của tháng) – Ngày của Biển (umi no hi 海の日)
  • 17 tháng Chín (ngày thứ Hai thứ 3 của tháng) – Ngày Kính trọng Người già (keirō no hi 敬老の日)
  • 22 tháng Chín – Thu phân (shuubun no hi 秋分の日)
  • 8 tháng Mười (ngày thứ Hai thứ 2 của tháng) – Ngày Thể Thao (taiiku no hi 体育の日)
  • 3 tháng Mười Một – Ngày Văn hóa (bunka no hi 文化の日)
  • 23 tháng Mười Một – Ngày Cảm tạ người Lao động (kinrō kansha no hi 勤労感謝の日)
  • 23 tháng Mười Hai – Ngày sinh nhật Thiên hoàng (tennō tanjōbi 天皇誕生日)
  • 24 tháng Mười Hai – kỉ niệm sinh nhật Thiên hoàng
  • 31 tháng Mười Hai – Ngày nghỉ Năm mới 2013 của các Ngân hàng

Lịch Nhật Bản: Năm niên hiệu, được tính từ năm Thiên hoàng lên ngôi, thường được sử dụng để chỉ ngày tháng ở Nhật Bản, bao gồm cả trong lịch trình giao thông và biên lai mua bán. Niên hiệu hiện nay là Heisei (平成) và là Heisei 24 tính đến năm 2012. Năm được viết là “H24” hoặc chỉ cần viết “24”, vì thế “24/4/1” nghĩa là ngày mồng 1 tháng Tư năm 2012. Năm theo lịch phương Tây cũng được biến đến rộng rãi và thường xuyên sử dụng.


[/f2]

(Tham khảo: WikiTravel, Dulichbalo.wikidot.com)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *