Tổng hợp các thông tin giao thông di chuyển từ Việt Nam đi sang các quốc gia lân cận. Thông tin dưới đây cập nhật chủ yếu di chuyển đi các nước làng giềng Việt Nam bằng đường bộ.
Xem thêm: Thông tin du lịch Việt Nam
[f1]Đi Campuchia[/f1][f2]
Từ thành phố Hồ Chí Minh muốn đi Phnom Penh một cách nhanh chóng và tiết kiệm về thời gian lẫn tiền bạc thì nên chọn đi qua cửa khẩu biên giới Mộc Bài – Bavet. Đối với những người có nhiều thời gian, muốn tận hưởng cảnh quang tươi đẹp của vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chọn cách du lịch bằng đường sông từ Châu Đốc qua Phnom Penh. Mức phí xin thị thực vào Campuchia có thời hạn một tháng là 20 đô la tại cửa khẩu Bavet và Kaam Samnor, ở cửa khẩu Phnom Den hiện chưa có cấp thị thực cho du khách.
Mộc Bài – Bavet
Mộc Bài là cửa khẩu được biết đến nhiều nhất giữa biên giới Việt Nam và Campuchia, nối giữa tỉnh Tây Ninh của Việt Nam với tỉnh Svay Rieng của Campuchia. Hàng ngày đều có nhiều chuyến xe buýt chạy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh (qua cửa khẩu Mộc Bài), thường khởi hành vào khoảng 6 giờ sáng và mất khoảng sáu tiếng di chuyển, với giá vé thấp nhất khoảng 250.000 đồng (12$) (giá chỉ có tính tham khảo).

Vĩnh Xương–Kaam Samnor
Chọn tuyến đường đi qua cửa khẩu Vĩnh Xương – Kaam Samnor gần Châu Đốc là một sự lựa chọn thú vị hơn so với qua cửa khẩu Mộc Bài. Chạy dọc theo tuyến đường là phong cảnh yên bình, nhàn nhã của của vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú.
Có hai công ty cung cấp dịch vụ đi lại giữa thành phố Hồ Chí Minh và Siem Reap bằmg thuyền du lịch hạng sang đi qua cửa khẩu này: Công ty Pandaw Cruises (www.pandaw.com) và Công ty Toum Teav Cruises (www.cfmekong.com)
Tịnh Biên – Phnom Den
Cửa khẩu này ít người qua lại, hầu hết là du khách đến Châu Đốc rồi tiện đường băng qua sông đến Phnom Penh.
[/f2]
[f1]Đi Trung Quốc[/f1][f2]
Hiện tại có ba trạm kiểm soát biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc: cửa khẩu Hữu Nghị, Lào Cai và Móng Cái. Chi phí xin thị thực vào Trung Quốc có giá trị trong vòng ba tháng là 30$ thông qua đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội (thời gian làm việc từ 8g30 sáng đến 11 giờ sáng).
Múi giờ giữa Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau không nhiều, Trung Quốc đi trước Việt Nam một giờ. Vì thế khi qua khỏi biên giới nên điều chỉnh lại đồng hồ để phù hợp với giờ giấc ở địa phương. Xe cộ giao thương, buôn bán thì không giới hạn thời gian khi qua cửa khẩu nhưng người nước ngoài thì chỉ được đi qua trong khoảng thời gian quy định.
Cửa khẩu Hữu Nghị
Là cửa khẩu thu hút rất đông người qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cửa khẩu được đặt tại tỉnh Đồng Đăng (Việt Nam) cách Hà Nội 164 km về phía bắc. Nối Hà Nội với Nam Ninh (Trung Quốc) và nằm trên tuyến đường bộ đến Quảng Châu và Hồng Kông. Đồng Đăng là một thị trấn ít người biết đến, cách Lạng Sơn nhộn nhịp 18 km.

Tàu lửa quốc tế chạy một tuần hai lần giữa Hà Nội và Bắc Kinh, khởi hành vào ngày thứ ba và thứ sáu lúc 6:30 tối, dừng lại ở cửa khẩu Hữu Nghị. Suốt chặng Hà Nội – Bắc Kinh dài khoảng 2.951 km mất khoảng 48 giờ, bao gồm cả ba tiếng đồng hồ bị chậm lại (nếu may mắn còn không thì mất nhiều thời gian hơn) tại các trạm kiểm soát. Nếu mua vé tàu đi từ Hà Nội sang Trung Quốc thì giá mắc hơn là mua vé đi lên Đồng Đăng rồi qua phía Trung Quốc mua vé tàu liên tuyến đi tiếp. Hoặc để vừa tiết kiệm tiền vừa tránh mất thời gian chờ đợi tại các trạm kiểm soát khi đi bằng tàu lửa quốc tế, thì sau khi làm thủ tục qua biên giới có thể chọn xe ôm, xe buýt hoặc taxi đi đến Bằng Tường (Pingxiang).
Lào Cai – Hà Khẩu
Tuyến đường xe lửa dài 762 km nối Hà Nội với Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đi qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu. Thị trấn biên giới Lào Cai (Việt Nam) cách Hà Nội 294 km. Còn phía Trung Quốc là thị trấn Hà Khẩu cách Côn Minh 468km về phía nam.
Tuyến đuờng sắt phía Trung Quốc từ Hà Khẩu đến Côn Minh đã ngưng họat động do bị sụt lở và chưa biết đến khi nào thì khôi phục lại. Vì vậy, sau khi qua cửa khẩu phải đón xe buýt mã số Y119 và mất khoảng 12 tiếng sẽ đến Côn Minh. Phía lãnh thổ Việt Nam, hàng ngày đều có các chuyến xe lửa chạy từ Hà Nội lên Lào Cai, khi đến Lào Cai nên kết hợp một chuyến tham quan thị trấn Sapa (cách Lào Cai 8 km), được mệnh danh là “nữ hoàng của vùng tây bắc”.
Móng Cái – Đông Hưng
Móng Cái là cửa khẩu thứ ba của Việt Nam và Trung Quốc, nằm đối diện với thành phố Đông Hưng – Trung Quốc. Nếu ai có kế hoạch đi từ Vịnh Hạ Long sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) thì nên chọn cửa khẩu này.
[/f2]
[f1]Đi Lào[/f1][f2]
Có 6 trạm kiểm soát biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Lào. Thị thực vào Lào có giá trị trong vòng 30 ngày, có thể làm tại biên giới, hiện ở biên giới Nam Xoi, Na Phao và Attapeu thì không cấp thị thực cho du khách.
Có nhiều lời phàn nàn về sự phiền nhiễu từ các trạm kiểm soát nhập cư và phương tiện vận chuyển ở biên giới phía Việt Nam. Và nhất là sự không trung thực về thời gian của chuyến hành trình từ Hà Nội đến Viên Chăn: trên thực tế thì xe buýt chạy từ Hà Nội đến Viên Chăn mất khoảng 24 tiếng nhưng khách được thông báo chỉ mất có 12 tiếng, thêm vào đó là việc nhà xe ngang nhiên dừng xe đón khách vô tội vạ trên suốt chặng đường đi.
Có vẻ như có rất ít phương tiện vận chuyển hành khách đến khu vực biên giới ở cả hai phía, vì thế đừng chọn những cửa khẩu ở nơi xa xôi hẻo lánh trừ khi bạn thong thả về thời gian, rủng rỉnh tiền bạc và có sự kiên nhẫn đáng kể.
Lao Bảo – Dansavanh
Đây là cửa khẩu qua lại phổ biến nhất giữa Việt Nam và Lào và cũng là cửa khẩu quốc tế phức tạp nhất. Thị trấn Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9A, cách Đông Hà 80 km về phía tây.
Hiện có dịch vụ vận chuyển quốc tế từ Huế đến Sanvanakhet, khởi hành hai ngày một lần, vào lúc 6 giờ sáng, giá 15 đô la, mất chín giờ di chuyển; nếu đi từ Đông Hà giá 12 đô la, mất 7,5 tiếng, khởi hành vào lúc 8 giờ sáng.
Cầu Treo – Nậm Phào
Khoảng cách từ quốc lộ 8A của Việt Nam tới Keo Nua Pass (Lào) là 734 m. Cầu Treo thuộc Việt Nam và Kaew Neua thuộc Lào.
Vinh là thành phố gần cửa khẩu Cầu Treo nhất, nằm cách biên giới 96 km về phía đông. Phía Lào có thành phố Tha Khaek cách Nậm Phào khoảng 200 km.

Hầu hết mọi người đi qua cửa khẩu này là đi du lịch bằng xe buýt chạy thẳng từ Hà Nội qua Viên Chăn, chuyến hành trình này mất khoảng 24 giờ nhưng hành khách không được cung cấp bữa ăn nhẹ. Trên suốt chặng đường đi xe buýt chạy rất ẩu, trên xe thì hành khách bị nhồi nhét chật cứng. Xe buýt hầu như không dừng lại cho hành khách đi vệ sinh, ăn uống, những ngẫu nhiên dừng lại khi tài xế muốn chợp mắt. Lúc nào cũng vậy, xe buýt đến biên giới vào giờ trời ơi đất hỡi. Hầu hết hành khách trên xe đều mong muốn chuyến hành trình kết thúc để được giải thoát.
Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm đi du lịch, hãy tìm đến các đại lý du lịch và nhà nghỉ ở Hà Nội và Viên Chăn có mức giá từ 20 đô la đến 25 đô la.
Nậm Cắn – Nong Haet
Nậm Cắn-Nong Haet là cửa khẩu biên giới nối Vinh với Phonsovan và Cánh Đồng Chum.
Vào các ngày thứ ba, thứ năm và chủ nhật có thể bắt xe buýt lúc 6 giờ sáng từ Vinh qua Phonsavan (giá 12 đô la, mất 11 giờ di chuyển, có thể gọi ông Lâm 038-383 5782 để đặt vé).
Cha Lo – Na Phao
Cửa khẩu Cha Lo – Na Phao nối thành phố Đồng Hới với thành phố Tha Khaek, nhưng rất ít du khách đi qua cửa khẩu này. Mỗi tuần có hai chuyến xe buýt chạy giữa hai thành phố Đồng Hới và Tha Khaek.
Na Mèo – Nậm Xôi
Cửa khẩu Na Mèo – Nậm Xôi nối Thanh Hóa, một thị trấn cách Hà Nội về phía nam 153 km, và nối với thị trấn Sam Neua và với các hang động nổi tiếng Vieng Xay của quân đội Pathet Lào.
Hang động Vieng Xay là nơi những nhà cách mạng Lào từng sử dụng làm trụ sở trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tại khu vực này có khoảng 500 hang động khác nhau, trong đó lực lượng Pathet Lào sử dụng nhiều hang động để làm tổng hành dinh. Lào là nước có dân số nhỏ do vậy trong thời gian 9 năm chiến tranh số bom đạn Mỹ dội xuống nước Lào ước tính khoảng nửa tấn bom/người, có lẽ là lớn nhất trên thế giới. Trong các hang vào thời kỳ cao điểm nhất đã từng chứa được khoảng 23.000 người. Có hang lớn đến mức thời chiến người ta đã xây dựng nhà máy sản xuất quân trang, bệnh viện, phòng chỉ huy… ngay ở bên trong hang.
Từ Hà Nội qua cửa khẩu Na Mèo – Nậm Xôi đến Luang Prabang phải chuyển nhiều lần xe, nếu du khách nào có sức khỏe và chọn cách đi này thì phải mất một ngày cho toàn bộ lộ trình.
Bờ y- Attapeu
Đây là cửa khẩu mới nối Kon Tum và Quy Nhơn với Attapeu và Pakse.
Đường bộ và cửa khẩu chỉ mới được mở vào giữa năm 2006. Về phương tiện giao thông, Việt Nam có ba chuyến xe buýt chạy từ Pleiku đến Attapeu, giá khoảng 10 đô la, đi mất khoảng 12 tiếng, khởi hành vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, hướng ngược lại từ Attapeu khởi hành vào lúc 9 giờ sáng vào các ngày thứ hai, tư, sáu.
Có những chuyến xe buýt chạy thẳng từ Quy Nhơn đến Pakse giá khoảng 250.000 đồng, mất khoảng 12 tiếng ngồi trên xe, mỗi tuần có 4 chuyến.
Ở cửa khẩu này không cấp thị thực visa qua Lào.
[/f2]
