Núi Cấm (hay Thiên Cấm Sơn) nằm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và nằm cách Châu Đốc khoảng 36km. Núi Cấm cao hơn 700m so với mực nước biển và là trung tâm của vùng Bảy núi. Núi Cấm có hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, khí hậu quanh năm dịu mát, là nơi lý tưởng để có một chuyến du lịch thú vị.
Xem thêm: Đi đâu chơi khi đến An Giang?

Sở dĩ có tên gọi là núi Cấm vì tương truyền khi xưa, nơi đây có sự lưu trú của Chúa Nguyễn nên người dân bị cấm lai vãng đến gần và là nơi rừng thiêng nước độc với vô số thú dữ cùng những đạo sĩ tu luyện phép thuật.

[f1]Xem gì, chơi gì[/f1][f2]
Vồ Bồ Hong
Sau khi đi đến gần đỉnh núi, du khách sẽ phải đi bộ lên từng bậc thang lót đá 1 đoạn để đến được đỉnh. Trên đường đi bộ, bạn sẽ bắt gặp các tiệm bán đồ lưu niệm, thức ăn, nước giải khát và đặc biệt có các võng treo để du khách nằm nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt. Không khí trên đây rất mát mẻ và thoáng đãng. Vì thế, không có gì nghi ngờ khi nơi này được gọi là Đà Lạt của miền Tây Nam Bộ.
Vồ Bồ Hong này cao 705m so với mực nước biển . Tương truyền vồ có tên này, vì trước đây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống. Ở trên vồ cao này có tượng thờ Ngọc Hoàng, là nơi được nhiều người đến tham quan và lễ bái. Từ đây du khách có thể nhìn thấy Biển Hà Tiên của Kiên Giang, Kênh Vĩnh Tế …Vì thế, đây còn được mệnh danh là nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long.
Tượng Phật Di Lặc
Tượng Phật Di Lặc theo hình tướng hòa thượng Bố Đại, thuộc chùa Phật Lớn, nằm trong khuôn viên rộng 2,2 ha, bao quanh là núi rừng, và phía trước là hồ Thủy Liêm.
Tượng có chiều cao 33,6 m, diện tích bệ tượng 27×27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Bức tượng khắc họa nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam.

Ngày 29/5/2013, tượng được công nhận là “Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi” lớn nhất ở châu Á.
Dù ở bất cứ vị trí nào trên núi Cấm, bạn đều có thể nhìn thấy tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi hiên ngang giữa đất trời rộng lớn với nụ cười hiền hậu.
Hồ Thủy Liêm
Hồ có diện tích mặt nước là 60.000 mét vuông, có sức chức 300.000 mét khối nước, đường dạo quanh hồ là 1.000 mét.
Ngày trước, hồ Thủy Liêm là hồ cạn, vào mùa mưa thì đầy nước, nhưng đến mùa khô thì hồ khô trơ đáy. Do dưới lòng đất của hồ toàn là đất đỏ bazan. Các nhà khoa học phỏng đoán nơi đây có thể là miệng núi lửa.

Nơi đây là địa điểm thả cá phóng sinh lý tưởng dành cho du khách. Nếu muốn cho cá ăn, bạn có thể tìm mua các gói thức ăn có bán quanh hồ với giá khoảng 10.000/gói. Hãy đi lên chiếc cầu và ném thức ăn xuống, bạn sẽ thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội tranh nhau. Cá dưới hồ rất to, trung bình khoảng 2 kg, có con còn nặng tới 5-6 kg.
Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn
Chùa chiềng là một nét văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng vô cùng đặc sắc ở An Giang. Vì thế, khi đến tham quan núi Cấm, bạn không thể bỏ lỡ các ngôi chùa với kiến trúc vô cùng độc đáo nơi đây. Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn là những ngôi chùa đặc trưng theo phong cách cổ truyền của chùa chiền phương Đông.
Hãy đến đây và tìm hiểu các giá trị nghệ thuật tâm linh của các ngôi chùa. Trong không gian Phật giáo đó, bạn sẽ tìm thấy sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn mình.
Ngoài ra, dọc theo lối mòn từ chân lên đỉnh núi còn có nhiều điểm tham quan như: điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Hổ, hang Ông Thẻ, hang Bác Vật Lang, điện Kín, điện Rau Tần, động Thủy Liêm, vồ Ông Bướm, vồ Chư Thần, vồ Bà…
[/f2]
[f1]Ăn gì, ở đâu[/f1][f2]
Ăn gì?
Bánh xèo trứng đà điểu
Bánh xèo miền Tây Nam Bộ đã ngon thì bánh xèo trứng đà điểu lại càng đặc sắc khi da bánh được làm bằng bột, các hương liệu và trọng tâm là được làm từ trứng của đà điểu tạo cho món bánh hương vị độc đáo. Nhân bánh cũng giống như bánh xèo miền Tây thông thường gồm thịt, tôm, giá hẹ, củ sắn. Bạn có thể thưởng thức món này ở nhà hàng Hương Núi trong khu Lâm Viên Núi Cấm.
Nhà hàng Chay Trung Tâm Hành Hương
Nếu bạn là người thích ăn chay thì nhà hàng này rất thích hợp dành cho du khách. Vùng đất này cũng là nơi cung cấp các món chay đa dạng và sáng tạo từ rau củ. Thiên Cấm Sơn cũng là một trong những nơi đặc trưng vơi rất nhiều hàng quán chay bình dân. Dọc theo những con đường dưới chân núi, trên những tuyến đường tỉnh lộ rẽ vào cũng có rất nhiều chùa chiền và quán bán cơm chay. Đã một lần hành hương về vùng đất thiêng này, du khách hãy mở lòng trải nghiệm những món chay bình dân với cung cách phục vụ cũng rất thật thà, chất phác, chắc chắn du khách sẽ lưu nhớ mảnh đất chân quê này.
Ở đâu?
Nếu có ý định qua đêm tại nơi đây để cảm nhận núi Cấm về đêm, bạn có thể nghỉ lại nhà nghỉ Lâm Viên Núi Cấm, tọa lạc dưới chân núi Cấm. Nhà nghỉ gồm 3 khu A, B, C với đầy đủ tiện nghi máy lạnh, ADSL, tủ lạnh, phòng vệ sinh sạch sẽ.
Giá dao động từ 200.000 đến 750.000
[/f2]
[f4]Trước đây để lên được đỉnh núi Cấm, người hành hương phải đi một con đường xuyên rừng với những bậc đá dốc cao dài hơn 4 km. Nhưng ngày nay, núi Cấm được đưa vào khai thác du lịch nên một con đường nhựa dẫn đến đỉnh giúp du khách dễ dàng hơn. Nếu thích du ngoạn, khám phá, bạn có thể thong dong đi bộ lên đỉnh núi để ngắm nhìn bao quát cảnh đồng bằng, núi non hùng vĩ. Nếu bạn không thể đi bộ, bạn có thể đi lên đỉnh núi bằng các dịch vụ xe ôm hoặc xe bốn bánh do công ty du lịch nơi đây cung cấp. Hiện nay, tại khu du lịch núi Cấm còn có dịch vụ cáp treo, giúp cho khách du lịch có thể dễ dàng di chuyển và tận thưởng cảnh quan thiên nhiên một cách bao quát. Giá vé cáp treo như sau:
- Khứ hồi: người lớn (155.000 đồng), trẻ em (80.000 đồng)
- Chiều lên: người lớn (100.000 đồng), trẻ em (55.000 đồng)
- Chiều xuống: người lớn (80.000 đồng), trẻ em (45.000 đồng)
[/f4]
[i1 id=”info”]Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn)[/i1][i2]
[item]xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam[/item]
[item type=website]www.lamviennuicam.com[/item][/i2]
