" />

Campuchia: Lịch sử

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:51 pm
Đã đăng: 12/10/2013 4:09 pm

Trước tiên, cần phải ghi nhớ chế độ Khơ Me Đỏ không phải là tất cả lịch sử phát triển của Campuchia. Chế độ Pol Pot đúng là đã gây nên nhiều sự chú ý của cộng động thế giới nhưng đất nước Campuchia cũng có thời kì lịch sử dài vẻ vang trong lịch sử. Những ai từng đến Campuchia đều sẽ rất ấn tượng khi chiêm ngưỡng những đền đài ở Angkor có thể xác nhận đế chế Khmer từng có một thời hoàng kim giàu có, quân sự hùng mạnh và hùng bá cả một khu vực rộng lớn. Đỉnh điểm có thể kể đến sự phát triển dưới thời Jayavarman VII (1181-1218), đánh chiếm đáng kể lãnh thổ từ Việt NamCham. Đế chế Khmer đã từng bao gồm các phần của Thái Lan, Malaysia, Myanma, Lào, Việt Nam ngày nay.

Thời kì sụp đổ của đế chế Khmer được miêu tả như thời kì đen tối mà Campuchia trải qua. Những yếu tố khí hậu có tác động lớn đến sự sụp đổ này, khi mà dân cư Angkor xây dựng hệ thống thủy lợi (kênh, đập). Đế chế Khmer chưa bao giờ phục hồi sau sự cướp bóc của Ayutthaya (Thái Lan ngày nay), sau đó 400 năm trở thành thuộc địa của Pháp và rồi bị đe dọa dưới sự bành trướng của các đế chế ở Việt NamThái Lan. Có những bằng chứng cho rằng có thể việc can thiệp của Pháp gây ra gián đoạn Campuchia xây dựng một vương quốc độc lập.

Một minh chứng cho thời kì hoàng kim của Campuchia

Người Pháp đến thống trị Campuchia với danh nghĩa là một người bảo hộ từ những năm 1860, một phần trong tham vọng kiểm soát khu vực Đông Dương (Campuchia, Việt Nam, Lào ngày nay). Pháp luôn muốn chiếm Việt Nam vì vậy giáo dục ở Campuchia bị bỏ bê ngoại trừ việc thành lập đội quân tinh nhuệ. Từ đội quân này mà chế độ Khơ Me Đỏ đã manh nha. Nhật Bản chiếm đóng Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới II làm giảm uy tín của Pháp, sau chiến thắng của quân đồng minh, Hoàng tử Sihanouk tuyên bố độc lập trong bối cảnh chuyển biến hòa bình. Pháp đã quá mải mê với cuộc chiến ở Việt Nam, hơn cả ý định ban đầu là thâu tóm Đông Dương.

Hoàng tử Sihanouk lên nắm quyền sau đó. Ông chú trọng phục hưng Phật giáo và giáo dục. Ông ta đã khá thành công khi tạo ra một tầng lớp dân được giáo dục tốt tuy nhiên chủ trương đã gây ra thất vọng lớn vì thiếu việc làm cho những công dân ưu tú đó. Khi tình hình kinh tế trở nên xấu đi, những công dân trẻ bị thu hút và tham gia vào Đảng Cộng Sản Đông Dương, sau đó là Khơ Me Đỏ.

Khi chiến tranh lần hai ở bán đảo Đông Dương lan đến biên giới Campuchia (một phần quan trọng của đường mòn Hồ Chí Minh), Mỹ tỏ ra quan tâm hơn đến đất nước này. Không quân Mỹ đã rải bom Campuchia trong giai đoạn từ 1964 đến 1973, cực kì mãnh liệt khoản từ Tháng 3/1969 đến Tháng 5/1970. Suốt chiến dịch mang tên Operation Menu, 540,000 tấn bom đã được thả xuống. Theo thống kê khoảng 150,000 đến 500,000 thường dân đã chết. Từ 1964 đến 1973 Mỹ đã thả xuống Campuchia 2.7 triệu tấn bom: nhiều hơn số bom của quân Đồng Minh thả xuống trên khắp chiến trường Thế Chiến 2.

Năm 1970, trong chuyến đi đến Mat-xco-va và Bắc Kinh, Sihanouk bị lật đổ bởi Lon Nol và những kẻ thân Mỹ khác. Sihanouk sau đó đứng về phía Khơ Me Đỏ. Chính trường thay đổi tư tưởng của ông sau đó ông ta được xem là một Bồ tát. Trong khi đó Khơ Me Đỏ học tập Việt Nam cư trú ở vùng nông thôn nghèo.

Sau cuộc chiến 5 năm, Cộng Sản Khmer Đỏ làm chủ Phnom Penh vào 1975 và thực hiện sơ tán dân cư từ thành thị về nông thôn. Hơn 1 triệu người (có thể nhiều hơn thế) bị sát hại hoặc chịu khổ sai. Những người từ thành phố là đối tượng phải chịu đựng chế độ này đầu tiên. Dân nông thôn được coi như lực lượng để dựa vào. Tuy nhiên, tội ác của Khơ Me Đỏ vẫn diễn ra với cả họ. Cách bị đối xử cũng tùy thuộc người đó là sống ở vùng nào, VD: những người sống ở phía Đông thường bị đối xử tệ hơn. Liệu Khơ Me Đỏ có phạm tội diệt chủng còn là vấn đề tranh cãi.

Các dân tộc Chăm, Việt Nam cũng phải gánh chịu những tội ác này của chúng. Tuy nhiên sau đó Khơ Me Đỏ cũng đã bị giết hàng loạt. Năm 1978 người Việt Nam sang biên giới tấn công vào và dồn Khơ Me Đỏ về vùng nông thôn chấm dứt 13 năm chiến tranh (cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn thỉnh thoảng ở các vùng giáp biên giới 2 nước). Chính sách Chiến Tranh Lạnh đã cho phép Khơ Me Đỏ lên nắm chính quyền mặc dù tội ác đầy man rợ chúng đã gây ra trong quá khứ sau khi được người Việt giải phóng đất nước, bên cạnh đó chúng vẫn nhận được viện trợ bí mật từ Mỹ. Như là một kế quả của chiến tranh và chính sách tàn ác của Khơ Me Đỏ, cơ sở hạ tầng tại Campuchia hầu như đã bị phá hủy. Các tổ chức giáo dục đại học, tiền bạc, và tất cả các hình thức thương mại ngành công nghiệp đã bị phá hủy vào năm 1978, vì vậy nước đã được xây dựng từ đầu từ đóng đổ nát.

Năm 1993, với sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc, Campuchia tiến hành bầu cử lại khi mà thế lực Khơ Me Đỏ suy yếu rõ rết vào giữa những năm 90. Một chính phủ liên minh được thành lập sau năm 1998 đã bình ổn đất nước bằng chế độ chính trị mới, loại bỏ sức mạnh của Khơ Me Đỏ.

(Tham khảo: WikiTravel, Dulichbalo.wikidot.com)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả