Mẹo trở lại cuộc sống thường ngày sau chuyến du lịch

Bởi
Mẹo vặt, Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:45 pm
Đã đăng: 01/06/2015 7:37 am

Đối với những kỳ nghỉ dài như Tết Âm Lịch hay 30-4, chúng ta đi về quê, đi du lịch càng vui càng sướng bao nhiêu thì khi quay lại Sài Gòn, quay lại Hà Nội,… quay lại công việc thì càng thấy “nản” bấy nhiêu. Tuy nhiên chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ hay vận một chút mẹo sau đây cùng với việc xem chuyến du lịch nhưng là một công cụ thúc đẩy bản thân thì khi quay lại cuộc sống thường nhật, chúng ta vẫn có thể tận hưởng “dư âm” của kỳ nghỉ mà không thấy mệt mỏi hay chán nản.

1. Hãy lấy lại thể trạng tốt nhất

Để có thể trở lại cuộc sống tối ngủ, sáng dậy một cách đúng giờ, không uể oải để đến trường hay đến công ty thì không đơn giản chút nào. Cách tốt nhất là khi lên kế hoạch du lịch, hãy chừa 1 ngày cuối cùng để phục hồi sức khỏe thay vì đi chơi cho hết sạch.

2. Lập checklist những thứ muốn làm

Không đơn giản chỉ là cuộc sống ở công ty, ở trường học. Việc quay lại cuộc sống thường ngày, cũng buộc bạn phải quay lại những thói quen như tập thể dục buổi sáng, đến câu lạc bộ thể thao 3 ngày 1 tuần, các chế độ ăn uống để giảm cân,v.v.. Liên quan đến những thói quen cá nhân như vậy, điều cần làm chính là lên kế hoạch cho tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ. Trong tuần đó, bạn muốn hoàn thành những điều gì hãy list ra thành một danh sách và tập trung hoàn thành nó. Nhờ việc rõ ràng mọi thứ theo dạng “checklist” sẽ giúp bạn trở lại cuộc sống thường nhật một cách dễ dàng hơn.

3. Chia sẻ, trò truyện với bạn bè về chuyến đi

Cùng với việc chia sẻ, kể lể những câu chuyện thú vị trong chuyến đi bụi thì việc nói chuyện với bạn bè thân thiết cũng sẽ giúp bạn trở lại cuộc sống hằng ngày của mình một cách dễ dàng hơn đó.

4. Sắp xếp công việc trước và sau kỳ nghỉ

Liên quan đến công việc, hãy lập sẵn đối sách cho chúng trước khi bước vào kỳ nghỉ. Chẳng hạn hãy đánh dấu lại những email công việc quan trọng, thiết lập chế độ trả lời tự động như “Tôi sẽ quay lại văn phòng vào ngày X tháng Y, xin vui lòng liên lạc lại về vấn đề này một lần nữa vào hôm đó.” Nhờ vậy, bạn sẽ đỡ phải check email, giải quyết công việc trong kỳ nghỉ và không làm đối phương phải chờ đợi hay sốt ruột cả tuần mà không có thông báo gì.

Việc chuẩn bị trước kỳ nghỉ có thể sẽ khiến bạn cảm thấy phiền phức một chút nhưng sẽ rất giúp ích cho bạn vào sau kỳ nghỉ.


Ngoài ra, khi kết thúc kỳ nghỉ, việc phải đối diện với một tá email cũng không phải là điều hiếm thấy. Khiến bạn rất dễ bị đọc sót email hay có lúc bạn chỉ đơn giản là click vào để chuyển từ “unread” thành “read” mà không đọc qua một cách tử tế. Việc trước tiên và quan trọng nhất chính là dành một chút thời gian, đọc lướt qua nội dung, hiểu và đánh dấu các email theo thứ tự ưu tiên trong công việc thay vì đọc cái nào, làm cái đó.

Tiếp, sau đó hãy lựa trong hàng đống task đã đánh dấu 1 task mà bạn có thể hoàn thành trong ngày hôm đó và hãy tập trung giải quyết xong nó. Khi giải quyết xong 1 việc thì cảm giác “làm được việc” sẽ giúp bạn có thể bắt nhịp lại trong công việc một cách dễ dàng.

5. Hãy nhớ về chuyến du lịch và lập kế hoạch cho chuyến du lịch tiếp theo.

Việc xem lại những bức ảnh sẽ khiến chúng ta rất thích thú khi nhớ lại chuyến đi đó đúng không nào. Đừng ngần ngại, hãy in ảnh ra, trang trí chúng ở nhà cửa hay góc làm việc trên công ty hay dùng làm hình nên điện thoại, máy tính hay ảnh đại diện trên facebook. Trong chuyến đi, bạn cũng nên mua những thứ nhỏ xinh có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như những bức tranh, cái ly, lọ gia vị hay quần áo để sau này khi mỗi lần sử dụng chúng những cảm xúc, kỷ niệm về chuyến đi đó sẽ ngập tràn trở lại.


Bạn cũng thử cân nhắc viện duy trì những thói quen, những trải nghiệm có được trong chuyến đi. Ví dụ như nấu 1 món ăn địa phương, học dăm ba câu tiếng Pháp khi đi Pháp,… Đôi khi những điều đơn giản thế thôi cũng có thể tạo ra những thay đổi mang tính “bước ngoặt” thật sự trong cuộc sống của bạn sau này.

Việc lập kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo của bản thân cũng giúp ta thoát khỏi cảm giác chán nản khi quay lại cuộc sống bình thường. Một năm một lần, hãy lên kế hoạch cho mình một chuyến đi “bự”. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn cũng có thể dời sang năm sau và thay vào đó bằng những chuyến đi nho nhỏ gần hơn. Việc suy nghĩ, tập trung lên kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo, cho địa điểm mà mình muốn khám phá cũng giúp bản thân mình có động lực hơn trong việc dành dùm tiền bạc hay cố gắng hơn trong công việc.

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả