" />

Linn Cove Viaduct: Cây cầu thân thiện với môi trường

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:54 pm
Đã đăng: 08/05/2013 12:53 pm

Linn Cove Viaduct là cây cầu cạn dài 379m uốn lượn quanh sườn núi sườn núi Grandfather ở miền Bắc Carolina. Hoàn thành năm 1987 với kinh phí lên đến 10 triệu USD, Linn Cove Viaduct là phần cuối cùng của đại lộ Blue Ridge và cũng được xem là phần khó nhất để thực hiện trong dự án.

Cầu được xây dựng nhằm giảm thiểu việc tàn phá núi Grandfather. Với sự chống đỡ của 7 cột trụ lớn cho nên cây cầu gần như trôi nổi trên không gian, hầu như không ảnh hưởng gì đến các hoạt động bên dưới chân cầu. Sở dĩ được gọi là cây cầu xanh bởi Linn Cove được xây dựng rất thân thiện với môi trường. Nhằm giảm tác động đến môi trường xung quanh, chính quyền địa phương đã không xây dựng con đường nào để vận chuyển các thiết bị nặng. Thay vào đó các nhịp cầu được đúc bêtông trong nhà máy sau đó được vận chuyển đến nơi xây dựng, mỗi nhịp cầu được một cần cẩu đặc biệt lắp ráp tỉ mỉ ôm sát vào cấu trúc sẵn có của sườn núi. Công trình duy nhất được xây dựng trên mặt đất là việc đào mống vĩnh viễn cho bảy cây trụ đỡ. Các tảng đá lộ thiên được che chắn cẩn thận để không bị ô nhiễm bởi bêtông, chất nhuộm màu hoặc vữa xây dựng. Duy nhất chỉ có một vài cây bị đốn đi khi thực hiện các cấu trúc thượng tầng.

Ảnh: Mark Clark (Flickr)

Khi bắt đầu xây dựng đại lộ Blue Ridge năm 1935, các kỹ sư đã nhận ra rằng việc xây dựng đại lộ Blue Rigde phải phù hợp với địa hình đặc trưng của khu vực Black Rock – núi Grandfather, đây là một điều may mắn. Vì toàn bộ diện tích khu vực này là những tảng đá lớn, nứt và dễ vỡ, do đó xây dựng một con đường xuyên băng ngang xuyên qua núi là bất khả thi.

Bên cạnh đó, vấn đề bảo tồn môi trường tự nhiên cũng được mang ra tranh cãi khá nhiều trước khi thi công công trình này. Các kỹ sư phải đau đầu đối diện với một câu hỏi: Làm sao để xây dựng một con đường ở độ cao 4100 feets (gần 1300m) mà không phải phá hủy đi một phần của một trong những ngọn núi lâu đời nhất trên thế giới, các nghiên cứu về vấn đề kỹ thuật này đã được thực hiện từ đầu những năm thập niên 70 để cho ra một kế hoạch định tuyến đại lộ thông qua khu vực này. Cuối cùng, các kiến trúc sư của Sở Cảnh quan Công viên quốc gia và các kỹ sư quản lý đường cao tốc liên bang đã đồng ý với việc nâng đường lên cao hơn hoặc xây dựng một cây cầu.

Cầu cạn Linn Cove là cây cầu thứ hai trong lịch sử được xây dựng bắt đầu từ nhịp cầu cuối cùng được gọi là cấu trúc “mút chìa đỡ bao lơn” hay “dầm côngxôn” có nghĩa là cả công trình xây dựng cầu chỉ được neo đỡ ở một đầu, và để bảo vệ các địa hình mỏng manh xung quanh thì hầu hết các việc xây dựng được thực hiện từ trên xuống và các thiết bị máy móc phải cách mặt đất ít nhất 50 feets (gần 2m).

Những nhịp cầu sau khi đã được đúc ở nhà máy sẽ được vận chuyển đến gần khu vực xây dựng, sẽ có một cần cẩu chân cứng làm nhiệm vụ đưa các nhịp cầu này lên đến gần nhịp cuối, sau đó hạ xuống khoảng 6 inches so với dầm côngxôn. Các nhà thầu còn phát triển một hệ thống sưởi ấm đặc biệt để công việc có thể duy trì qua mùa đông, bêtông sử dụng để xây cầu Linn Cove được phủ màu tương thích với những tảng đá 1 tỷ năm tuổi và những vùng đất đá xung quanh. Cây cầu hoàn thành vào tháng 11 năm 1987, với tổng kinh phí 10.000.000 USD và nhận hơn 11 giải thưởng về thiết kế khác nhau.

[f3]

Ảnh: Alfred H (Flickr)

Ảnh: Alex G (Flickr)

Ảnh: Matthew Blouir (Flickr)

Ảnh: Frank Kehren (Flickr)

Ảnh: Frank Kehren (Flickr)

Ảnh: BlueRidgeKitties (Flickr)

Ảnh: BlueRidgeKitties (Flickr)

Ảnh: Kolin Toney (Flickr)

Ảnh: Carolyn (Flickr)

Ảnh: BlueRidgeKitties (Flickr)

Ảnh: BlueRidgeKitties (Flickr)

Ảnh: BlueRidgeKitties (Flickr)

[/f3]

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả