Châu Phi

Kolmanskop: Thị trấn ma bị sa mạc Namibia nuốt chửng

Bởi
Khám phá, Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:46 pm
Đã đăng: 07/10/2014 1:00 pm

Kolmanskop là một thị trấn ma nổi tiếng nằm trên sa mạc Namib, miền Nam Namibia, chỉ cách thị trấn cảng Lüderitz vài dặm. Trước đây nó đã từng là một thị trấn nhỏ nhưng rất thịnh vượng do các mỏ kim cương, ngày nay Kolmanskop đã bị bỏ hoang, đang phải chiến đấu chọi lại những cơn bão cát và sa mạc hóa đang dần nuốt chửng thị trấn. Được thành lập vào năm 1908, khi một công nhân đường sắt tên là Zacharias Lewala phát hiện ra kim cương, kể từ đấy thị trấn phát triển phồn thịnh trong 50 năm sau cho đến khi nó bị bỏ hoang hoàn toàn vào năm 1954 cũng là lúc mỏ kim cương cuối cùng cạn kiệt.

Trước cơn sốt kim cương, Kolmanskop chỉ là một thị trấn nhỏ, không đáng nêu tên đến nổi một tài xế vận tải tên là Johnny Coleman đã bỏ luôn cả xe bò của mình tại một con dốc đối diện thị trấn trong bão cát để thoát thân. Khi Zacharias Lewala khám phá ra một những hòn đá sáng bóng trong khu vực, anh ta đã đưa cho người giám sát của anh ta xem – một chuyên gia đường sắt người Đức là August Stauch. Mr Stauch đã cho đó là kim cương sau đó viên đá đã được chứng thực, tin tức lan truyền nhanh như cháy rừng, một lượng lớn người, thợ mỏ, những kẻ muốn tìm vận may đổ về Kolmanskop.

Ảnh: Chris Gray (NationalGeographic.com)

Kolmanskop phát triển phồn thịnh nhanh chóng trở thành một trung tâm nhộn nhịp với nhiều tòa nhà kiến trức kiểu Đức to lớn và xa hoa với nhiều tiện nghi; một bệnh viện, một trường học, nhà máy điện, phòng kiêu vũ, đại lộ 4 làn xe, sân khấu, hội trường thể thao, sòng bạc, nhà máy nước đá và cũng là nơi người ta đặt máy chụp X-Quang đầu tiên ở Nam bán cầu. Thịt tươi có thể được mua tại các cửa hàng thịt, còn có một tiệm bánh, nhà máy đồ nội thất, một sân chơi công cộng và thậm chí có cả một hồ bơi. Kolmanskop cũng là nơi có xe điện đầu tiên ở châu Phi, và một tuyến đường sắt nhỏ liên kết với các thị trấn ven biển lân cận của Luderitz. Kolmanskop phát triển đỉnh cao của mình trong năm 1920 với gần 1.200 người với khoảng 700 gia đình.

Đến sau Thế chiến I, do sự khan hiếm nước, người ta phải đi xa ngoài thị trấn hàng trăm km để đến được mũi Cap Town ở phía Nam châu Phi, bơm nước vào thùng và dùng những chú ngựa kéo xe vận chuyển về dùng, các mỏ kim cương dần cạn kiệt, thiếu nhiều trang thiết bị vật tư. Các chủ thương gia và công nhân bắt đầu bỏ đi về phía nam nơi những mỏ kim cương mới giàu tài nguyên được phát hiện, để lại một thi trấn chính thức hoang vắng không một bóng người kể từ năm 1954.

Ngày nay, các di tích đổ nát của thị trấn ma không có mấy tương đồng so với vinh quang trước đây của nó. Những ngôi nhà tuyệt vời đã gần như bị phá hủy bởi gió và cát sâu đến đầu gối. Đến năm 1980, công ty khai thác mỏ De Beers, một chủ sở hữu đất mới đã bắt tay vào công cuộc khôi phục những tòa nhà, thành lập bảo tàng và mở ra một tour du lịch mới đến thị trấn ma. Kolmanskop là niềm cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia đến đây để tìm cho mình những tấm ảnh đẹp, là một địa danh thu hút khách du lịch với những tòa nhà cũ vẫn nguyên sơ với cư dân sinh sống hiện tại trong đó là những đám cát sa mạc trải khắp căn nhà. Thị trấn đã được sử dụng nhiều lần để quay phim – Dust Devil (1993), The King Is Alive (2000) và một lần nữa vào năm 2010 với tập phim Life After People: The Series. Kênh truyền hình khoa học của BBC Wonders of the Universe cũng từng được bấm máy nhiều nơi ở đây.

[toggle title=”Hình ảnh”]

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: audiman61 (Flickr)

Ảnh: Sandra van Maarseveen (Flickr)

Ảnh: Dan Shout (Flickr)

Ảnh: Damien du Toit (Flickr)

Ảnh: gaftels (Flickr)

Ảnh: jhen6550 (Flickr)

Ảnh: Lehva (Flickr)

Ảnh: calips96 (Flickr)

Ảnh: Damien du Toit (Flickr)

Ảnh: Damien du Toit (Flickr)

Ảnh: mallix (Flickr)

[/toggle]

(Tham khảo: Amusing Planet, Wikipedia, Namibian.org, Nguoiduatin.vn)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả