" />

Nhật Bản: Tiền bạc và chi phí

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:49 pm
Đã đăng: 03/06/2014 9:00 pm

Đơn vị tiền tệ Nhật Bản là đồng yên Nhật, viết tắt là ¥ (hay JPY trong trao đổi ngoại hối). Tháng 7 năm 2015, đồng yên dao động quanh mức 176VNĐ. Kí hiệu 円 (đọc là en) được dùng trong tiếng Nhật.

  • Tiền xu: 1 (đồng bạc), 5 (đồng vàng có lỗ ở giữa), 10 (bằng đồng), 50 (đồng bạc có lỗ ở giữa), 100 (đồng bạc), và đồng 500 yên. Có hai loại đồng ¥500 được phân biệt qua màu sắc. (Các đồng mới làm bằng vàng, các đồng cũ làm bằng bạc).
  • Tiền giấy: 1.000 (màu xanh da trời), 2.000 (xanh lá cây), 5.000 (màu tím), và 10.000 yên (màu nâu), tờ ¥2,000 khá là hiếm, hầu như không thấy xuất hiện nữa. Hầu hết người bán hàng sẽ không từ chối nhận tờ ¥10,000 ngay cả khi giá trị mua hàng nhỏ.

Nhật Bản về cơ bản vẫn là xã hội dùng tiền mặt. Mặc dù phần lớn cửa hàng và khách sạn phục vụ khách nước ngoài chấp nhận thẻ tín dụng, nhiều địa điểm kinh doanh khác như quán cà phê, bar, cửa hàng tạp phẩm và ngay cả những khách sạn và nhà nghỉ nhỏ lại không chấp nhận. Ngay cả những điểm kinh doanh chấp nhận thẻ cũng thường có mức phí tối thiểu và phụ phí trả thêm, mặc dù hình thức này đang dần biến mất. Loại thẻ tín dụng phổ biến nhất Nhật Bản là JCB, và do liên kết giữa Discover và JCB, các thẻ Discover cũng có thể được sử dụng ở bất cứ đâu chấp nhận thẻ JCB. Điều này có nghĩa là thẻ Discover được chấp nhận rộng rãi hơn thẻ Visa/ Mastercard/ American Express. Hầu hết người bán hàng không quen dùng thẻ, nhưng có thể được nếu bạn thuyết phục được họ.

Đồng Yên Nhật

Người Nhật thường mang theo khá nhiều tiền mặt – việc này khá là an toàn và là điều cần thiết, đặc biệt ở những thị trấn nhỏ và những khu vực biệt lập. Ở nhiều thành phố, người Nhật còn dùng điện thoại để trả tiền mua hàng tại những nơi điện thoại di động có chức năng giống nhau thẻ tín dụng và hóa đơn sẽ được gửi cho họ cùng với hóa đơn điện thoại. Tuy nhiên, để tận dụng được dịch vụ này thì cần phải có điện thoại và SIM của Nhật, vì thế nó không áp dụng được đối với người nước ngoài chỉ thăm thú trong khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn đã có điện thoại Nhật thì cần biết rằng việc kích hoạt thẻ trả trước trên một SIM đi thuê sẽ mất phí dung lượng, mặc dù như thế vẫn rẻ hơn là dùng thẻ thông thường. Có thể tránh được việc này bằng cách sử dụng WiFi.

Hầu hết các ngân hàng lớn ở Nhật Bản sẽ cho đổi tiền từ đồng đô la Mỹ (cả tiền mặc hay sec du lịch). Về cơ bản thì tỉ giá là bằng nhau giữa các ngân hàng. Tùy thuộc vào mức độ bận rộn của chi nhánh, việc chờ đợi 15-30 phút không phải là hiếm. Các loại tiền khác được chấp nhận là đồng euro; đồng franc Thụy Sĩ; đô la New Zealand, Australia và Canada; và đồng bảng Anh. Trong số các loại tiền tệ châu Á, đồng đô la Singapore có vẻ được chấp nhận rộng rãi nhất, theo sau là đồng won của Hàn và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc.

Tỉ giá hối đoái đối với đồng đô la Mỹ và euro thường rất có lợi (thấp hơn tỉ giá chính thức khoảng 2% ). Tỉ giá đối với các tiền tệ khác thì kém hơn (thấp hơn tỉ giá chính thức đến 15%). Các loại tiền tệ châu Á khác thường không được chấp nhận (tiền tệ của các nước bên cạnh như won, nhân dân tệ hay đô la Hồng Kong là ngoại lệ). Các bưu điện Nhật cũng có thể trả tiền mặt cho sec du lịch hoặc đổi tiền mặt lấy đồng yên với tỉ giá tốt hơn các ngân hàng một chút. Séc du lịch cũng có tỉ giá hối đoái tốt hơn là tiền mặt. Nếu bạn đổi một lượng tiền lớn hơn 1.000 đô la Mỹ (bằng tiền mặt hay séc du lịch), bạn cần cung cấp thông tin nhận dạng bao gồm tên, địa chỉ và ngày sinh (để tránh việc rửa tiền và bơm tiền vào các tổ chức khủng bố). Vì hộ chiếu thường không có địa chỉ của bạn nên hãy mang theo các loại thẻ căn cước khác có đề địa chỉ của bạn, ví dụ như bằng lái xe.

Tiền tip:

Việc cho tiền tip không tồn tại ở Nhật, và nếu cứ cố cho tiền tip thì sẽ có thể bị coi là xúc phạm. Dịch vụ của Nhật thật sự rất tuyệt vời, và bạn không cần phải hối lộ nhân viên phục vụ để họ phục vụ tốt hơn – nếu bạn để lại tiền típ trong nhà hàng, nhân viên sẽ có thể chạy theo để trả lại tiền bạn đã “bỏ quên”. Ngay cả nhân viên xách hành lý ở các khách sạn lớn cũng không nhận tiền tip. Ngoại lệ duy nhất là đối với ryokan cao cấp và với những hướng dẫn viên nói Tiếng Anh.

Tuy nhiên, một số nhà hàng sẽ thêm 10% phí dịch vụ và các cửa hàng gia đình sẽ thêm 10% phí phục vụ muộn sau nửa đêm.

Xem thêm bài viết: Nhật Bản: Mua sắm

[f1]Máy ATM[/f1][f2]
Máy ATM của Nhật, được người Nhật gọi là góc đựng tiền – cash corner (キャッシュコーナー kyasshingu), thường không chấp nhận thẻ nước ngoài và khả năng cho phép rút tiền từ thẻ tín dụng là rất ít. Có một số ngoại lệ như:

  • Hơn 12.000 cửa hàng 7-Eleven Nhật có máy ATM chấp nhận thẻ nước ngoài khi rút tiền. Những thẻ được chấp nhận là Mastercard, Maestro, Visa, American Express, JCB và UnionPay và các thẻ ATM có logo Cirrus và Plus. Những thẻ này là hữu dụng nhất vì chúng có ở khắp mọi nơi và dùng được 24/7.
  • Ngân hàng Nhật JP Bank (ゆうちょ Yū-cho), trước kia là Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện và vì vậy có thể tìm thấy ở hầu hết các Bưu điện và các bưu điện này có chi nhánh ở hầu hết mọi làng quê. Máy ATM bưu điện có hướng dẫn bằng Tiếng Anh cũng như Tiếng Nhật. Thẻ Plus, Cirrus, Visa Electron, Maestro và UnionPay được chấp nhận, và bạn có thể rút tiền trước bằng thẻ Visa, Mastercard, Amex và Diners Club. Số PIN của bạn phải từ 6 chữ số trở xuống.
  • Citibank có mạng lưới khá khiêm tốn nhưng có máy ATM ở các sân bay lớn.
  • HSBC (香港上海銀行) có rất ít máy ATM và các máy này cách xa nhau, nhưng chấp nhận thẻ Visa và MasterCard.
  • Shinsei Bank (香港上海銀行): máy ATM chấp nhận Plus và Cirrus, nằm các ga lớn Tokyo Metro và Keikyu cũng như các khu vực buôn bán ở các thành phố lớn.
  • SMBC (三井住友銀行), máy ATM chấp nhận thẻ UnionPay với phí 75 yên. Bạn phải đổi sang ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung Quốc trước khi đút thẻ vào, nếu không máy sẽ không nhận dạng được thẻ.
  • Mitsubishi UFJ (三井住友銀行) máy ATM chấp nhận thẻ UnionPay, thẻ JCB được cấp ở nước ngoài và thẻ Discover mà không thu thêm phí. Lưu ý là đầu tiên bạn phải bấm nút “English” trước vì máy ATM của họ sẽ không nhận dạng những thẻ không phải của Nhật khi đang ở chế độ Tiếng Nhật.
  • AEON (イオン銀行): máy ATM chấp nhận thẻ UnionPay không thu thêm phí. Ở đây bạn bấm nút “International Cards”.

Lưu ý là các ngân hàng Nhật đang có xu hướng dùng UnionPay (và cả MUFG chấp nhận Discover). Mặc dù 7-Elevens có mặt ở khắp nơi, có nhiều lựa chọn vẫn tốt hơn, vì thế hãy cố gắng làm một chiếc thẻ ghi nợ UnionPay hoặc Discover trước khi đến cho tiện (Ví dụ, ở sân bay Narita thường có máy ATM chấp nhận thẻ nước ngoài ở tầng một Terminal 2, những máy này sẽ rất đông mỗi khi có một chuyến bay quốc tế hạ cánh, trong khi đó máy ATM Mitsubishi-UFJ ở tầng 2 thì hầu như lúc nào cũng trống).

Một điều cần lưu ý nữa là nhiều máy ATM của Nhật ngừng hoạt động vào buổi tối và cuối tuần, vì thế nên giao dịch ngân hàng vào giờ hành chính. 7-Eleven là một ngoại lệ và nó luôn luôn hoạt động 24 giờ.

Một cửa hàng 7-Eleven ở Nhật

Ngoài ra có ba điều chú ý nữa đối với thẻ UnionPay:

  1. Cả 7-Bank và Yucho đều thu thêm phí ATM 110 yên bên cạnh phí trả cho ngân hàng phát hành. SMBC chỉ thu 75 yên. Aeon và MUFG không thu thêm phí, vì thế tốt nhất là rút tiền khi máy ATM của họ đang hoạt động.
  2. Số thẻ UnionPay của bạn phải bắt đầu bằng số 6. Nếu chữ số đầu là số khác và thẻ không có logo của một hệ thống nào khác thì nó sẽ không hoạt động được ở Nhật. Hãy đổi một thẻ khác. Nếu chữ số đầu là 3/4/5 và nó có logo của hệ thống khác (Visa/MasterCard/AmEx), nó sẽ không hoạt động được ở các máy ATM của SMBC/MUFG/Aeon và chỉ hoạt động ở máy ATM của các mạng lưới khác (Yucho/7-Bank/HSBC/Citi/Shinsei).
  3. Hình minh họa trên thẻ ATM của SMBC/MUFG/Aeon cho thấy thẻ được đút vào sao cho vạch từ thẳng đứng. Điều này chỉ đúng với thẻ của Nhật (và thẻ Discover của MUFG), còn các thẻ UnionPay vẫn đút vào bình thường.

Ngoài ra còn có những máy phát tiền (cash dispenser – viết tắt là CD ở Nhật), được dùng để rút tiền trước từ thẻ tín dụng. Một số máy sẽ chấp nhận các thẻ ATM/debit/credit card được phát hành ở nước ngoài.

  • Các máy SMBC, UC Card và Mitsubishi UFJ Card sẽ nhận thẻ Visa và MasterCard.
  • Các máy Orico sẽ chỉ nhận thẻ MasterCard.
  • Các máy JCB sẽ nhận thẻ Visa, MasterCard, American Express, JCB và Union Pay.

Chú ý sự khác nhau giữa máy CD và ATM, ngay cả khi cùng một tổ chức tài chính. Ví dụ, đối với những thẻ được phát hành ở nước ngoài, máy ATM của ngân hàng SMBC và MUFG sẽ chấp nhận thẻ UnionPay (MUFG nhận cả thẻ Discover), trong khi đó máy phát tiền của SMBC và Mitsubishi UF J chỉ chấp nhận thẻ Visa/Mastercard.

Máy bán hàng ở Nhật được biết đến với sự phủ sóng rộng khắp và độ phong phú về sản phẩm được bán. Hầu hết các máy chấp nhận tờ ¥1.000, và một số loại như máy bán vé tàu sẽ chấp nhận cả ¥10.000; không có máy nào chấp nhận đồng xu ¥1 hay ¥5 và tờ ¥2,000. Và ngay cả những máy bán hàng hiện đại nhất cũng không chấp nhận thẻ tín dụng, ngoại trừ một số máy ở các ga tàu (nhưng sẽ có một số hạn chế – ví dụ, máy bán vé tàu JR East yêu cầu số PIN phải từ 4 chữ số trở xuống; hầu hết chủ thẻ tín dụng sẽ có lợi hơn nếu mua vé từ phòng vé). Chú ý là máy bán thuốc lá yêu cầu phải có thẻ Taspo (để xác nhận độ tuổi) và không may là lại không bán cho người nước ngoài, nhưng những người dân địa phương sẽ rất vui lòng cho bạn mượn thẻ của họ.

Thẻ điện tử trả trước khá phổ biến ở Nhật khi mua hàng số lượng nhỏ. Có cả thẻ dành cho mua vé tàu, thẻ mua ở các cửa hàng tiện ích và thẻ điện thoại công cộng, và chúng không dùng thay thế cho nhau được.

Mức thuế tiêu thụ 5% được áp dụng khi mua hàng ở Nhật. Từ tháng Tư năm 2004, thuế này phải được tính luôn vào giá tiền ghi trên hàng hóa (vì thế có rất nhiều giá tiền kì cục như là ¥105 hay ¥525), nhưng một số cửa hàng vẫn ghi giá chưa tính thuế, vì thế hãy chú ý kĩ. Từ zeinuki (税抜) có nghĩa là chưa tính thuế, zeikomi (税込) có nghĩa là đã bao gồm cả thuế. Nếu bạn không thấy hai từ này trên giá bán, thì hầu hết sẽ là giá đã bao gồm cả thuế.

Luôn luôn để dành một số tiền dự phòng đáng kể ở Nhật, vì nếu do bất cứ lý do gì bạn bị hết tiền (bị trộm ví, thẻ tín dụng bị khóa, v..v..) thì sẽ rất khó để chuyển tiền cho bạn. Western Union không phổ biến ngay cả ở những khu trung tâm lớn (Thỏa thuận của họ với Ngân hàng Suruga đã kết thúc từ năm 2009 và họ mới chỉ bắt đầu một thỏa thuận mới với Daikokuya vào tháng Tư năm 2011), các ngân hàng sẽ không cho bạn mở tài khoản mà không có thẻ căn cước trong nước, và ngay cả lệnh chuyển tiền qua bưu điện quốc tế cũng yêu cầu phải có chứng minh địa chỉ cư trú ở Nhật Bản.
[/f2]

[f1]Chi phí[/f1][f2]
Nhật Bản nổi tiếng vì cực kì đắt đỏ – và nó đúng là như thế. Tuy nhiên, có nhiều thứ đã rẻ hơn rất nhiều trong thập kỉ vừa qua. Nhật Bản sẽ không trở nên quá đắt nếu bạn lên kế hoạch cẩn thận và thực ra có khi còn rẻ hơn cả Australia và hầu hết các nước trong liên minh châu Âu nếu xét về chi phí cơ bản. Đặc biết đối với những chuyến đi đường dài, Japan Rail Pass, Japn Bus Pass và những chuyến bay Visit Japan có thể giúp bạn tiết kiệm được cả đống tiền.

Thật tiếc khi phải nói điều này nhưng bạn sẽ thấy rất khó khăn để có thể du lịch nếu chỉ có dưới ¥5.000 mỗi ngày (nhưng nếu bạn lên kế hoạch cẩn thận thì chắc chắn là được) và bạn sẽ chỉ cảm thấy thoải mái nếu bạn chi 10.000. Ở khách sạn sang trọng, ăn những bữa ăn ngon miệng hay chỉ cần đi những chuyến đường dài thôi cũng sẽ nhân đôi số tiền này lên. Mức giá thường thấy cho một chuyến đi có hầu bao trung bình là ¥5.000 tiền khách sạn, ¥2.000 ăn uống và ¥2.000 nữa cho các loại phí vào cửa và giao thông công cộng.

Japan Rail Pass – Ảnh: Resituate.com

Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều tiền, bạn có thể mua các đồ dùng cần thiết ở một trong số rất nhiều cửa hàng ¥100 (百円ショップ hyaku-en shoppu) có ở hầu hết các thành phố. Daiso là chuỗi cửa hàng ¥100 lớn nhất ở Nhật với 2.500 cửa hàng trên cả nước. Các chuỗi cửa hàng lớn khác là Can Do (キャンドゥ), Seria (セリア) và Silk (シルク). Có cả những cửa hàng ¥100 giống cửa hàng tiện ích như SHOP99 và Lawson Store 100, ở đây, bên cạnh các sản phẩm giá ¥100 , bạn có thể mua bánh kẹp, đồ uống và rau củ.

Mẹo mua sắm tiết kiệm:

Như đã lưu ý ở trên, Nhật Bản có thể sẽ rất đắt đỏ. Bạn có thể cảm thấy mọi sản phẩm hay bữa ăn ở Nhật đều có bảng giá cao ngất. Lý do chính là vì bạn đã mua sắm những sản phẩm cao cấp ở khu phố trung tâm hay những khu phố ẩm thực. Nếu bạn muốn mua những sản phẩm ở mức giá vừa phải, hãy cân nhắc cẩn thận xem bạn đang thực sự tìm kiếm những sản phẩm cao cấp hay chỉ muốn những hàng hóa và thực phẩm hàng ngày. Nếu là sản phẩm cao cấp thì bạn nên vào những cửa hàng bách hóa, cửa hàng thời trang và nhà hàng cao cấp ở các khu đô thị, trong những khu mua sắm phổ biến như Isetan ở Shinjuku và Matsuya ở Ginza; còn đối với những sản phẩm thông dụng hàng ngày thì nên hướng sự chú ý vào những trung tâm mua sắm ở ngoại ô hay siêu thị như Aeon hay Ito-Yokado.


[/f2]

(Tham khảo: WikiTravel, Dulichbalo.wikidot.com)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả