Về thủ tục xuất nhập cảnh
Nhập cảnh
Người Việt Nam khi đến Nhật Bản bắt buộc phải xin visa. Số ngày lưu trú tùy thuộc vào thời gian cũng như loại visa bạn xin ở Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật. Việc xin visa đi Nhật cũng không quá khó khăn về mặt giấy tờ nhưng bạn cần lưu ý 2 điều sau.
- Nếu bạn tự xin visa theo dạng du lịch và tự túc chi phí thì bạn cần có điều kiện đảm bảo là có ít nhất 100 triệu trong tài khoản ngân hàng và đã gửi trước đó khoảng 3 tháng trở lên.
- Nếu bạn được bạn bè hoặc người thân bảo lãnh qua Nhật và chi phí phía người bảo lãnh chịu thì chỉ cần làm giấy tờ nên mọi thứ cũng rất đơn giản.
- Nếu bạn được công ty hỗ trợ hết về mặt giấy tờ để qua Nhật làm việc thì công ty sẽ lo hết. Bạn không cần phải lo lắng gì cả.
Về thủ tục xin visa đi Nhật Bản, bạn hãy tham khảo trang hướng dẫn của Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam. Còn về các thủ tục người ở phía Nhật cần chuẩn bị khi bảo lãnh bạn bè, người thân qua Nhật. DU LỊCH BỤI cũng đã có một bài viết rất chi tiết. Bạn có thể tham khảo tất cả thông tin về việc xin visa ở 2 link sau.
Hướng dẫn về việc xin visa cho người Việt Nam:
http://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/consulate/help_visa_120110.html
Hướng dẫn bảo lãnh người thân, bạn bè xin visa đi Nhật Bản: https://www.dulichbui.vn/2015/09/huong-dan-bao-lanh-nguoi-than-ban-be-xin-visa-di-nhat-ban/
Xuất cảnh
Nếu bạn qua Nhật Bản theo dạng du lịch thì chỉ được vào 1 lần và ra 1 lần.
Nếu bạn qua Nhật Bản dài hạn theo dạng làm việc thì khi ra khỏi nước Nhật (du lịch nước khác, về thăm nhà) lúc ở cửa khẩu sân bay, bạn phải khai vào tờ khai xuất cảnh là có quay lại Nhật vào thời gian xyz (thời gian dự định) thì hải quan sẽ không thu lại thẻ cư trú mà Nhật cấp cho người nước ngoài của bạn.
Nếu đã ra khỏi Nhật Bản và bạn làm mất thẻ đó, bạn có thể sẽ không được phép nhập cảnh vào Nhật Bản nữa cho dù bạn đang làm việc bên đó có đồ đạc nhà trọ từa lưa tùm lum chứng mình cũng không được nhập cảnh vào. Lúc đó bạn có thể bị buộc phải bay về Việt Nam để xin lại visa hoặc có thể phải nhờ đến đại sứ quán hay công ty hỗ trợ và can thiệp… điều đó rất là phiền phức nên bạn cũng lưu ý.
Trường hợp bạn về nước luôn hải quan sẽ thu lại thẻ người nước ngoài và bấm lỗ để hủy sau đó có thể trao lại cho bạn… để làm kỷ niệm. Tuy nhiên trong trường hợp nếu bạn khai có quay lại Nhật nhưng quá hạn 1 năm bạn không tái nhập cảnh lại thì cũng xem như thẻ bị mất giá trị. Và khi xin lại visa mới và nhập cảnh vào Nhật lần tiếp theo hải quan sẽ hỏi lại thẻ cũ đâu và yêu cầu mình đưa cho họ.
Những chú ý khi nhập cảnh vào Nhật Bản
Để bảo vệ nền nông nghiệp và thiên nhiên của mình nên Nhật Bản rất nghiêm trong việc kiểm dịch thực vật. Vì lỗi này rất nhiều người Việt Nam vi phạm khi nhập cảnh vào Nhật Bản nên bạn hãy lưu ý những điều sau nếu có ý định mang các loại thực vật, rau củ, thực phẩm… vào Nhật Bản.
Khi vào Nhật Bản, bạn phải khai tất cả thực vật và sản phẩm thực vật cho cán bộ kiểm dịch thực vật để bảo đảm là không có sâu bọ hay bệnh tật gây hại cho thực vật. Hãy mang tới quầy kiểm dịch thực vật của sân bay trước khi tới qua cửa kiểm tra hải quan.
Nếu đạt yêu cầu sau khi kiểm tra, bạn có thể mang vào Nhật Bản
- Một số loại hoa quả tươi: dứa, dừa, sầu riêng, sấu, mâm xôi, me, đậu bắp, ngô (bắp), đậu rồng, đậu ván, chùm ngây,…
- Rất nhiều loại rau và rau thơm sống: sả, mùi tàu (ngò gai), húng, rau om (ngò om), rau răm, rau mùi (ngò rí), tía tô, rau má, rau rút, rau đắng, rau ngót, lá dứa, rau diếp cá, các loại hành (hành lá, hẹ,…) lá sắn, bắp cả, diếp, cải làn, cần tây, mồng tơi, lá lốt, trầu không, rau đến, rau đay, cải xoong, lá chanh, lá chuối, hoa chuối, ngó sen, bạc hà,…
- Một số loại củ: Củ đậu (củ sắn), củ hành, củ sen, củ cải,…
- Gia vị có nguồn gốc thực vật như ớt kho, củ tỏi, củ riềng, đại hồi,…
- Các loại ngũ cốc (gạo,…) đậu kho, hạt ăn được.
- Rất nhiều loại hoa.
- Hầu hết các loại hoa quả tươi: xoài, măng cụt, mít, thanh long, na (mãng cầu), mãng cầu xiêm, nhãn, vải, ổi, bòn bon, bưởi, cam, đu đủ, doi (mận), hồng xiêm (sapoche), vú sữa, khế, bơ, táo, đào, mận, sơ ri, cây hồng, dưa tây, dưa hấu, cóc, chôm chôm, quả táo ta,…
- Rất nhiều loại quả tươi khác: ớt, chanh, dưa chuột (dưa leo), mướp hương, su su, gấc, cà tím, cà pháo, cà chua, đậu que, đậu đủa, cau,…
- Một số loại rau: Rau muống, rau lang, rau họ bầu bí (rau bí đỏ,…)
- Khoai lang, củ sắn (khoai mì).
- Đất, thực vật mang theo đất.
Về cây con, hạt giống, củ để trồng và các loại khác, bạn hãy liên hệ cán bộ kiểm dịch thực vật của Nhật Bản ở sân bay.
Không cho phép mang vào Nhật Bản
Lưu ý: chú ý với cả những sản phẩm đã kiểm tra nhập khẩu. Nếu không đính kèm “Giấy chứng nhận kiểm tra thực vật” có ghi đã thực hiện kiểm tra đấ trộng tại nước xuất khẩu thì cũng không được phép mang vào. (ví dụ như gừng, nghệ)
Về hình phạt
Nếu bạn không khai đúng hoặc nếu cố ý vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật của Nhật Bản, bạn có thể bị phạt tù dưới 3 năm hoặc phạt tiền dưới 1 triệu yên.