" />

Nhật Bản: Mua sắm

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:49 pm
Đã đăng: 03/06/2014 11:00 pm

Mức thuế 5% (hiện đã tăng lên 8% từ tháng 4 năm 2014) được áp dụng sẽ không được hoàn trả đối với những mặt hàng tiêu dùng ngay như thức ăn hay đồ uống. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng khác như quần áo và đồ điện tử, nếu bạn không phải dân bản địa thì thuế sẽ được hoàn trả khi hóa đơn mua hàng có giá trị trước thuế từ ¥10.000 trở lên khi bạn rời khỏi Nhật.

Ở nhiều cửa hàng bách hóa như Isetan, Seibu và Matsuzakaya, bạn sẽ phải trả toàn bộ chi phí ở quầy thu ngân và đi đến quầy hoàn trả thuế (税金還付 zeikin kanpu or 税金戻し zeikin modoshi) , thường nằm ở một trong những tầng cao hơn, trình hóa đơn và hộ chiếu cho nhân viên để nhận lại tiền bồi hoàn. Ở một số cửa hàng ghi là “miễn thuế” (免税 menzei), bạn chỉ cần trình hộ chiếu cho thu ngân khi thanh toán và tiền thuế sẽ được trừ luôn tại chỗ.

Khi mua hàng miễn thuế hay hàng được hoàn thuế, nhân viên quầy sẽ ghim một mảnh giấy vào hộ chiếu của bạn và bạn nên giữ cho đến khi rời Nhật Bản. Khi bạn rời Nhật Bản, mảnh giấy này sau đó sẽ được giao lại cho nhân viên hải quan ngay trước khi bạn nhập cảnh và có thể kiểm tra lại để chắc chắn là bạn mang theo đồ vật đó ra khỏi Nhật.

Ginza, Tokyo

Mặc dù người ta nói rằng những thành phố ở Nhật không bao giờ ngủ, thời gian các cửa hàng mở cửa lại ít một cách đáng ngạc nhiên. Giờ mở cửa của hầu hết các cửa hàng thường là 10h sáng đến 8h tối, nhưng hầu hết các cửa hàng đều mở cả vào cuối tuần và các ngày nghỉ lễ trừ Năm Mới, và đóng cửa một ngày một tuần. Các nhà hàng thì thường mở rất muộn vào ban đêm, tuy nhiên hút thuốc thường được phép sau 8h tối nên những ai không chịu được khói thuốc nên ăn trước giờ đó.

Tuy vậy, lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy thứ gì đó bạn cần mua vào mọi thời điểm trong ngày. Nhật Bản đang dần phát triển những cửa hàng tiện ích 24/7 (コンビニ konbini) như 7-Eleven, Family Mart, Lawson, Circle K và Sunkus. Những cửa hàng này bán nhiều loại sản phẩm hơn các cửa hàng tiện ích ở Mỹ hay châu Âu, đôi khi có cả máy ATM và được mở cửa tất cả các ngày trong tuần! Nhiều cửa hàng tiện ích còn cung cấp các dịch vụ như fax, vận chuyển hành lý takkyubin, một số dịch vụ bưu điện, dịch vụ thanh toán hóa đơn (bao gồm thẻ nạp tiền điện thoại quốc tế như Brastel) và bán lẻ trực tuyến (như Amazon.jp) và bán vé cho các sự kiện, hòa nhạc và xem phim.

Tất nhiên, những nơi liên quan đến đời sống về đêm như quán karaoke hay bar sẽ mở cửa xuyên đêm: ngay cả ở những thị trấn nhỏ cũng có thể dễ dàng tìm được một quán rượu izakaya mở cửa đến tận 5h sáng. Các quán Pachinko bị buộc phải đóng cửa lúc 11h tối.

Anime và manga

Đối với nhiều người phương Tây, anime (hoạt hình) và manga (truyện tranh) là những biểu tượng phổ biến nhất của nước Nhật hiện đại. Rất nhiều khách du lịch đến Nhật để tìm mua những đồ vật liên quan đến các anime và manga yêu thích của họ. Những đồ này thường được phát hành thành các phiên bản khác nhau ở Nhật và ở phương Tây, trong đó phiên bản phương Tây sẽ cắt bớt những nội dung bị cấm trong phiên bản Nhật. Phần lớn người hâm mộ anime sẽ cố tìm những đĩa DVD anime nói tiếng Nhật, nhưng có một số bất tiện như những ấn phẩm trong nước thường sẽ không có phụ đề (ngoại trừ những ấn phẩm của Studio Ghibli có phụ đề Tiếng Anh), và Nhật Bản nằm trong vùng DVD Region 2 và sử dụng dạng video NTSC, vì thế nếu bạn sống ngoài Region 2 và/hoặc dùng PAL hay SECAM, có thể bạn sẽ không xem được DVD. Bạn có thể giải quyết vấn đề này với những thiết bị đặc biệt và sẽ khá đắt tiền như ti vi multi-system hoặc máy DVD all-region. Hay phổ biến hơn, với một chiếc máy tính cài đặt phần mềm mở khóa khu vực (VLC Media Player) những ai am hiểu về công nghệ có thể xem được những DVD đó. Bạn có thể ngạc nhiên với mức giá ở đây: đĩa DVD mới thường có giá hơn ¥3.000 và mỗi đĩa DVD thường chỉ có 2 tập mà thôi.

Tokyo Anime Centre, Akihabara, Tokyo – Ảnh: Simon Richmond (Lonely Planet)

Các ấn phẩm Blu-Ray thường đắt hơn đĩa DVD (giá thấp nhất là ¥4.000). Tuy nhiên cần chú ý là những vùng xem được Blu-Ray đỡ bị hạn chế hơn DVD. Nhật Bản chung mã (Region A) với Bắc và Nam Mỹ, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Đài Loan, Ma cao và Hồng Kông (nhưng không có Trung Quốc đại lục). Một số đĩa cũng được phát hành mà không có mã khu vực, và có thể xem được với bất cứ máy nào tương thích NTSC.

Video và PC game

Trò chơi điện tử là một ngành công nghiệp lớn ở Nhật, nhưng mã khu vực NTSC-J của Nhật lại không tương thích với console các nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, Australia và Trung Quốc đại lục, vì thế bạn cần mua console Nhật để chơi những trò chơi này. Ở Triều Tiên, Đài Loan và Hồng Kông, Ma cao hay Đông Nam Á, những trò chơi này vẫn chơi tốt trên console của bạn. Tất nhiên, ngôn ngữ vẫn là bằng Tiếng Nhật. (Trừ khi trò chơi có chế độ tùy chọn ngôn ngữ).

Sau đây là danh sách các console hiện đại và tính tương thích của chúng:

  • Sony PlayStation 3 – Có nhiều game không hề có mã vùng bảo vệ (mặc dù một số game ghi trên hộp là có mã vùng nhưng 99,99% những game này vẫn chơi tốt trên PS3) ; tuy có thể có bất tiện về ngôn ngữ, nhưng ngày nay nhiều trò chơi có chế độ đa ngôn ngữ và có thể chọn ngôn ngữ từ console của bạn.
  • Sony PSP – không giới hạn khu vực
  • Nintendo Wii – bị khóa ; ngay cả hệ thống Wii Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không chơi được và không tương thích.
  • Nintendo DS – không giới hạn khu vực
  • Nintendo Dsi – bị khóa đối với game Dsi và nội dung tải Dsi ; không giới hạn khu vực đối với các game DS
  • Nintendo 3DS – bị khóa
  • Microsoft Xbox 360 – case-by-case basis

Mặt khác, các game chơi trên PC thường hoạt động bình thường, miễn là bạn hiểu được tiếng Nhật để cài và chơi chúng. Những thể loại chỉ có ở Nhật bao gồm visual novel (ビジュアルノベル), là một dạng game tương tác với nét vẻ kiểu anime, hơi giống với dating sims và một nhánh của nó là erotic game (エロゲー eroge), một dạng game đúng như tên gọi của nó.

Một cửa hàng game tại Nhật

Nói chung nơi tốt nhất để mua trò chơi điện tử là Akihabara ở Tokyo và khu Den Denn ở Osaka (còn nếu chỉ cần mua đơn giản thôi thì bạn có thể mua trò chơi điện tử ở hầu như mọi nơi trên đất Nhật).

Đồ điện tử và máy ảnh

Những đồ điện tử nhỏ chạy pin và những máy ảnh được sản xuất để bán ở Nhật có thể dùng tốt ở bất cứ đâu trên thế giới, mặc dù bạn sẽ phải vật lộn với quyển hướng dẫn bằng Tiếng Nhật. (Một số cửa hàng lớn có thể cho bạn quyển hướng dẫn Tiếng Anh (英語の説明書 eigo no setsumeisho) nếu được yêu cầu). Sẽ không có chênh lệch lớn về giá cả giữa các cửa hàng nhưng về phạm vi lựa chọn thì khác xa nhau. Tuy nhiên, nếu bạn định mua đồ điện tử để mang về nhà thì tốt nhất là nên mua ở những cửa hàng chuyên bán đồ cấu hình “nước ngoài”, rất nhiều trong số này có thể tìm thấy ở Akihabara ở Tokyo. Ví dụ như bạn có thể mua đầu DVD PAL/NTSC không giới hạn khu vực. Cũng cần phải nhớ rằng lưới điện AC của Nhật hoạt động ở 100 vôn, vì thế dùng những đồ điện tử của Nhật bên ngoài nước Nhật mà không có bộ biến áp có thể sẽ gây nguy hiểm. Ngay cả mạng lưới điện 110V chuẩn của Mỹ cũng quá tải đối với một số thiết bị.

Giá cả thấp nhất và mua sắm đơn giản nhất là ở những cửa hàng giảm giá lớn như Bic Camera, Yodobashi Camera, Sofmap và Yamada Denki. Họ thường có nhân viên nói tiếng Anh trực và chấp nhận thẻ tín dụng nước ngoài. Đối với những sản phẩm thông dụng, giá cả nói chung là giống nhau, vì thế không cần phải mất thời gian so sánh giá. Có thể mặc cả ở các cửa hàng nhỏ, và ngay cả các chuỗi cửa hàng lớn cũng sẽ điều chỉnh giá so với đối thủ cạnh tranh của họ.

Phần lớn các chuỗi cửa hàng lớn có thẻ tích điểm và sẽ cộng điểm cho bạn để được chiết khấu trong lần mua sau, ngay cả chỉ sau vài phút sau đó. Các lần mua hàng thường sẽ tích được 5% đến 20% giá trị mua hàng, và một điểm tương đương với ¥1. Một số cửa hàng (lớn nhất trong đó là Yodobashi Camera) yêu cầu bạn phải đợi qua đêm mới có thể được cộng điểm. Những thẻ này được đưa ngay lúc mua và không cần phải có địa chỉ nơi ở. Tuy nhiên, một số cửa hàng không cho phép bạn vừa tích điểm vừa nhận lại tiền hoàn thuế trong cùng một lần mua hàng.

Ngoài ra, các cửa hàng lớn thường trừ 2% từ số điểm bạn tích được nếu bạn mua hàng bằng thẻ tín dụng (nếu dùng thẻ tín dụng UnionPay, Bic và Yodobashi sẽ không cho bạn cộng thêm điểm nào, mặc dù bạn sẽ được giảm giá 5% luôn để đền bù). Nếu bạn biết bạn sẽ quay lại mua đồ ở cùng một cửa hàng (với điều kiện bạn sẽ trả tiền tại cùng một tầng với nơi để hàng) thì hãy chọn cách tích điểm, vì đối với hầu hết các mặt hàng bạn có thể tích được ít nhất 10% so với mức hoàn thuế chỉ 5%.

Thời trang

Mặc dù thời trang thời thượng thì ở Pháp hoặc Ý là tuyệt vời nhất, nhưng khi nói về thời trang hàng ngay, Nhật khó có thể bị đánh bại. Đặc biệt, Tokyo và Osaka là tụ điểm của rất nhiều khu mua sắm, và có rất nhiều cửa hiệu thời trang thời thượng nhất, đặc biệt là thời trang dành cho giới trẻ. Một số cái tên như Shibuya ở Tokyo và Shinsaibashi ở Osaka đều nổi tiếng khắp nước Nhật là trung tâm của thời trang giới trẻ. Vấn đề chính là các cửa hàng Nhật chỉ có quần áo dành cho khách hàng có vóc dáng giống người Nhật, và tìm kiếm quần áo cỡ lớn là rất khó.

Nhật Bản cũng nổi tiếng với các sản phẩm làm đẹp như kem và mặt nạ dưỡng mặt, có cả dành cho nam giới. Mặc dù những sản phẩm này có bán ở hầu hết các siêu thị nhưng huyện Ginza ở Tokyo là nơi có cửa hiệu của hầu hết các nhãn hàng cao cấp.

Đóng góp lớn nhất của Nhật Bản đối với đồ trang sức là kĩ thuật cấy ngọc trai, được phát minh bởi Mikimoto Kōkichi vào năm 1893. Hoạt động nuôi trồng ngọc trai chính ngày nay nằm ở thị trấn nhỏ ở Toba gần Ise, nhưng những viên ngọc trai thì được bán rộng khắp, nhưng ở nước ngoài nếu có thì sẽ có chút chênh lệch giá cả. Đối với những ai muốn tận tay sờ vào những sản phẩm thật từ tự nhiên thì có thể đến cửa hàng lớn của Mikimoto ở huyện Ginza, Tokyo.

Tiếp theo tất nhiên sẽ là áo kimono. Trong khi những chiếc áo kimono mới rất đắt thì những chiếc kimono cũ có thể mua được với mức giá thấp hơn nhiều. Có một hướng dẫn mua kimono riêng ở trên Wikitravel cho những ai muốn tự mua cho mình một bộ.

Thuốc lá

Hút thuốc lá vẫn còn phổ biến ở Nhật, đặc biệt là ở nam giới. Mặc dù thuốc lá được bán ở các máy bán hàng tự động đặt rải rác khắp nước Nhật, những khách du lịch tới Nhật muốn mua thuốc lại phải mua ở các cửa hàng tiện ích hoặc các cửa hàng miễn thuế. Do những luật lệ nghiêm khắc đối với ngành thuốc lá Nhật về độ tuổi (độ tuổi hợp pháp là 20), bạn cần phải có thẻ căn cước đặc biệt xác nhận độ tuổi gọi là thẻ TASPO để mua thuốc lá từ các máy bán hàng. Thẻ TASPO chỉ được cấp cho dân bản địa Nhật.

Thuốc lá thường được đựng trong những hộp cứng cỡ lớn 20 điếu, và khá là rẻ, khoảng 300-400 yên. Nhật Bản có rất ít hãng thuốc lá nội địa: Seven Stars và Mild Seven là hai thương hiệu địa phương phổ biến nhất. Các thương hiệu của Mỹ như Marlboro, Camel và Lucky Strike thì cực kì phổ biến mặc dù thuốc lá của các hãng Nhật sản xuất nhẹ hơn của các hãng phương Tây. Ngoài ra còn có những thuốc lá có hương vị lạ, những thuốc lá nhẹ có đầu lọc điều vị, mặc dù chúng có vị rất không tự nhiên và gây ít tác động, hầu hết chúng phổ biến với phụ nữ hơn.

(Tham khảo: WikiTravel, Dulichbalo.wikidot.com)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Chia sẻ cảm nghĩ

Thảo luận1

    Viết trả lời hoặc Bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

      Pingback/Trackback

    1. DU LỊCH BỤI - Nhật Bản: Tiền bạc và chi phí06/06/2014
    Liên kết được đề xuất
    Xem tất cả