High Line có chiều dài khoảng 1.6km là khu vườn ở thành phố New York được xây dựng trên một phần của tuyến đường sắt trên cao dài 2.4km xuyên qua Manhattan đã bị bỏ hoang được gọi là West Side Line – khu dân cư và thương mại phía Tây của Fifth Avenue ở Manhattan (New York). High Line trước đây chỉ là một con đường dài 1.5 dặm và toàn cây cỏ dại chạy giữa không trung của thành phố Manhattan kết hợp cùng với cảnh của tòa nhà Empire State và tượng Nữ thần Tự do cùng với dòng sông Hudson.
Năm 1980, chuyến tàu chở 3 khoang gà tây đông lạnh – đúng Ngày lễ Tạ ơn xuất phát từ Quận Meatpacking – cũng là chuyến tàu cuối cùng được chạy trên tuyến đường sắt trên cao này. Và sau đó đường ray này bị bỏ hoang. Gần hai mươi năm sau, vào tháng 8 năm 1999, những người bản xứ đam mê kiến trúc là Joshua David và Robert Hammond đã mở ra các các dự án và thảo luận giữa công chúng về tương lai của High Line – đó là nơi họ khởi đầu ý tưởng, ý tưởng rằng thống nhất tất cả cảnh quan lại với nhau, biến chúng thành một công viên, và nguồn cảm hứng chính đến từ sự hoang sơ. Trong vòng vài tháng, những dân cư New York, những người trẻ nghiệp dư và kẻ vô danh khu phố đã dần trở thành những người bạn với nhau, một tổ chức từ thiện đã bước đầu tạo dựng hình ảnh mang tên High Line. Điều này đã dần thay đổi tuyến đường sắt bị lãng quên thay đổi sang một diện mạo mới khá thu hút và gần gũi với những người dân địa phương yêu thích việc thong thả tản bộ. Thật có ý nghĩa to lớn với ý tưởng có thể mang về hàng trăm triệu đô cho Thành phố New York ngày nay.
Kể từ khi được ra mắt vào năm 2009, High Line đã trở thành địa điểm văn hóa đứng thứ hai trong số những địa điểm được tìm đến nhiều nhất của thành phố New York. Và hiện nay, khu vực một này kết thúc ở 20th Street. Chiếm được sự thu hút khoảng bốn triệu du khách mỗi năm, danh tiếng của nó đã ảnh hưởng được sang các địa phương lân cận và được nhận rộng mô hình High Line như thế ở London, Chicago, Philadelphia và Rotterdam, Hà Lan. Và bảo tàng Whitney đang được chuyển tới trung tâm thành phố và cũng đang xây dựng một bảo tàng mới ngay tại chân của High Line. Và nó được thiết kế bởi nhà thiết kế Renzo Piano.
Tuyến đường sắt High Line đầu tiên ra mắt vào năm 1934. Nó được kết nối trực tiếp đến các nhà máy và kho hàng, cho phép tàu di chuyển ngay cả bên trong các nhà kho. Sữa, thịt, lương thực, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất có thể được vận chuyển và bốc dỡ mà không làm ảnh hưởng đến giao thông trên đường phố. Với sự phát triển của vận tải đường bộ giữa các bang trong những năm 1950, giao thông đường sắt giảm dần trên toàn quốc và cuối cùng dẫn đến việc những bánh xe trên đường ray bị quên lãng. Đến cuối những năm 1990, sự phát triển quá sức mong đợi của các loại cỏ dại, cây bụi và cây gồ ghề trên hầu hết những tuyến đường ray – một di tích trông xấu xí và mất thẩm mỹ nằm trong một thành phố đô thị – đã làm cho Mr. Rudy Giuliani (Thị trưởng New York) ra lệnh phá dỡ chúng.
Gần một thập kỷ sau khi chính quyền Giuliani đã cố gắng xóa sổ High Line, bây giờ nó đã biến thành một trong những không gian sáng tạo nhất mang cái tên mới Công viên High Line và là nơi công cộng rất được chào đón tại thành phố New York. Các cột thép đen từng nằm dưới chân các bánh xe lửa đã bị bỏ rơi hiện cũng đã yên vị trên tầm cao 25-30 feet (7.5-9.1m) so với mặt đất. Điểm tham quan của công viên bao gồm các loại cây kiểng được lấy cảm hứng từ các loại cây cỏ mọc trên đường ray bị bỏ hoang trải dài và xuyên suốt tầm nhìn dọc theo dòng sông Hudson của thành phố New York. Vẫn là High Line với những viên gạch ngang Pebble ngang lát dọc theo lối đường mòn, khúc lồi lên khúc lõm xuống, hay dịch chuyển từ bên này sang bên kia, và chia thành mảng bê tông nằm hỗn loạn che khuất đường ray sắt trong mớ sỏi và mùn. Đường ray sắt giờ đây đã bị dập bằng xuống. Một số phòng chờ cũ của đường ray được thay thế thành khu ngắm cảnh sông. Trong hầu hết các loại cây trồng, bao gồm 210 loài là cây thân thảo, thân bụi, cây gỗ nhỏ, cây thù du và những loại hoa hình nón, chúng chẳng xa lạ gì với người Mỹ bản xứ. Tại cuối đại lộ Gansevoort, một khu rừng hòa trộn các loài bạch dương, bulô hiện ra cho thấy các điểm chấm phá đặc sắc vào lúc trời chập tối.
Một chi tiết thú vị là khán đài vòng cung ngay trên Đại lộ số 10. Thời kỳ trước đại lộ đó được biết đến với cái tên “Đại lộ Chết” bởi vì có quá nhiều người bị chèn chết bởi những chuyến tàu hỏa. Đến nỗi ngành đường sắt phải thuê một chàng trai cưỡi ngựa chạy phía trước tàu, và anh ta được biết đến như một “Cao Bồi Miền Viễn Tây”. Nhưng kể cả khi có chàng cao bồi, thì mỗi tháng ít nhất cũng có một người chết do bị tàu chèn. Vì vậy đường ray được nâng lên trên cao. Họ đã xây đường ray cách 30 feet (9,1m) so với mặt đất, xuyên qua ngay giữa khoảng không của thành phố.
Công viên trải dài từ phía Bắc đến đại lộ Gansevoort đường 30th Street, nơi các đường ray trên cao vòng về phía Tây vẫn đang được hình thành và phát triển theo các dự án của Hudson Yards cho đến Trung tâm Hội nghị Javits trên đường 34th Street. Tuy nhiên, nó vẫn mở cửa từ 07:00 đến 10:00 mỗi ngày. Điều tuyệt vời ở đây là “ý nghĩa của không gian công cộng có thể để làm thay đổi cách con người sống và trải nghiệm trong thành phố văn minh từ cách họ giao tiếp với nhau” – Robert Hammond.
[f3]
[/f3]