" />

Đền Angkor: Thủ đô cổ xưa của vương quốc Khmer

Bởi
Di sản thế giới, Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:44 pm
Đã đăng: 02/09/2015 7:00 am

Ẩn sâu trong rừng già của thành phố Siem Reap thuộc Campuchia, những ngọn tháp nguy nga của một thành phố cổ bằng đá ẩn hiện bên trong Công viên khảo cổ Angkor. Nơi từng là thủ đô cổ xưa của vương quốc Khmer, là một trong những kiến trúc và nghệ thuật đáng chú ý nhất của thế giới cổ đại.

Đền Angkor – Ảnh: Wallerz.net

Thủ đô của đế quốc Khmer phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỉ 9 đến thế kỷ 15, trong khi các nhà cầm quyền điều hành một đế chế trải dài từ Myanmar (Miến Điện) đến Việt Nam. Bao gồm cả khu rừng và khu vực mới được phát hiện ở ngoại ô Angkor có diện tích hơn 400 dặm vuông (1.000 km vuông) lớn hơn đáng kể so với năm quận của thành phố New York.

Angkor Wat là một quần thể đền đài đồ sộ và nổi tiếng bật nhất trong số hàng trăm ngôi chùa và các cấu trúc còn sót lại trong khối phế tích khổng lồ của Angkor, đó là lý do vì sao việc hình ảnh Angkor Wat được trân trọng xuất hiện trên quốc kì Campuchia. Vào đầu thế kỷ thứ 12 “Thành phố của những ngôi đền” được xây dựng như một ngôi nhà tâm linh thờ thần Vishnu của Ấn Độ giáo. Angkor Wat là một thành tựu rực rỡ về kiến trúc cùng với kho tàng nghệ thuật như các phòng trưng bày bức phù điêu và nhiều bức tường kể lại những câu chuyện thời xa xưa, các truyền thuyết và lịch sử Campuchia.

Ảnh: tritogo.com

Các phần khác của Angkor mô tả tinh tế cuộc sống hằng ngày của các học giả đã cung cấp một cửa sổ quý báu vào quá khứ. Có một điều mà những người hoạ sĩ điêu khắc thời Angkor không bao giờ nói đến lý do vì sao những nhà cầm quyền lại từ bỏ thành phố xinh đẹp này và tái định cư gần Phnom Penh. Có nhiều lý thuyết cho rằng do thất bại trong trận chiến tuyên truyền và giữ gìn tôn giáo (do Ấn Độ giáo của Khmer dần được thay thế bởi Phật Giáo trong suốt thế kỷ 13 và 14), việc tìm ra điều bí ẩn này đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong nhiều thế kỷ.

Ảnh: wikipedia

Angkor là một hệ thống kênh đào khổng lồ với các kênh đào nhân tạo, đê điều và các hồ chứa nước, trong đó lớn nhất là West Baray có chiều dài là 5 dặm (8 km) và rộng 1,5 dặm (2,4 km). Việc xây dựng một khối tổng thể phức tạp nhưng vẫn trung thành với những quan điểm tôn giáo là một kỳ công đáng kinh ngạc của kiến trúc thời bấy giờ. Moats là một ví dụ, công trình mô phỏng đại dương bao quanh Núi Meru – ngôi nhà của thần Hindu.

Ảnh: local-adventures.com

Hệ thống nước đồ sộ này được xây dựng khéo léo, khai thác nước sông và nước mưa để phục vụ nước sạch cho 750,000 cư dân trong thành phố tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Nguồn nước này còn được sử dụng để tưới tiêu các loại nông sản như gạo, thứ mà người Khmer xem như tiền bạc.

Một số học giả đặt giả thuyết cho rằng sự sụp đổ của hệ thống nước công phu này đã dẫn đến sự kết thúc của Angkor. Hiện tượng suy yếu của các đợt gió mùa hay sự sụp đổ của các công trình thủy lợi do các vấn đề về môi trường, như nạn phá rừng, khiến lũ lụt tàn phá có thể là nguyên nhân dẫn đến quyết định di chuyển đến Phnom Penhcủa những người cầm quyền.

Ảnh: reisepinguin.wordpress.com

Ngay cả khi những năm tháng vinh quang đã trôi qua, Angkor vẫn là điểm đến phổ biến đối với khách hành hương Phật giáo, những người đến từ vùng Đông Nam Á và những nơi xa hơn nữa. Ngày nay, phế tích này vẫn đang thu hút hơn một triệu lượt du khách mỗi năm.

Khi Angkor được công nhận di sản thế giới vào năm 1992, cùng lúc đó nó cũng được bổ sung vào Danh sách Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm, công trình này bị đe doạ bởi cướp, các cuộc khai quật bất hợp pháp, và thậm chí tiềm ẩn mối nguy hiểm từ bom mìn. Năm 1993, UNESCO phát động một chiến dịch lớn để khôi phục và bảo vệ Angkor. Nhờ có sự hợp tác quốc tế mà Angkor hồi phục nhanh đến mức nó đã được gỡ bỏ khỏi danh sách Di sản thế giới gặp nguy hiểm năm 2004.

UNESCO vẫn tiếp tục bảo vệ tương lai của Angkor, làm việc với các nhà chức trách Campuchia để đảm bảo rằng việc tiếp cận và phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến kho tàng văn hóa vĩ đại này.

Ảnh: samantha-brown.com

Thời điểm thích hợp cho du lịch?

Mùa cao điểm du lịch ở Angkor thường vào tháng Mười Hai và tháng Giêng, thời điểm này lượng mưa ít và khí hậu dễ chịu nhất trong năm. Nhiệt độ có thể tăng cao vào mùa xuân và thường đạt đỉnh vào tháng trước khi mùa mưa (tháng 5 đến tháng 6). Du lịch trong mùa mưa không phải là một lựa chọn sáng suốt. Mùa mưa vẫn tiếp tục cho đến tháng Mười, nhưng lượng mưa khá ít và điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến khách du, mặc dù một số tuyến đường dễ bị sạt lỡ vào cuối mùa mưa.

Những thị trấn nhộn nhịp của Siem Reap là cửa ngõ để vào Angkor và tại đây luôn đầy ắp các dịch vụ về chỗ ở, ăn uống, và các tour du lịch trọn gói với mọi mức giá. Xe buýt du lịch luôn sẵn sàng với mọi hành trình, phù hợp cho du khách và theo đúng những gì họ yêu cầu – thông thường là viếng thăm các di tích lớn của Angkor. Những du khách muốn khám phá cũng khu vực xa hơn có thể thuê xe ô tô hoặc xe máy với bảng chỉ dẫn hoặc yêu cầu thêm hướng dẫn viên. Bay trên khinh khí cầu cũng là một lựa chọn thú vị với khách du lịch khi có thể nhìn toàn bộ khu di tích Angkor từ trên cao.

Ảnh: wikipedia

Đến bằng cách nào?

Có thể đến Siem Reap từ Phnom Penh bằng xe buýt hoặc taxi. Đối với du khách thích du lịch bằng thuyền thì có thể đi từ Phnom Penh đến đây mất từ 5 đến 6 giờ đi thuyền, tương đương với di chuyển bằng đường bộ. Ngoài ra, sân bay ở Siem Reap có dịch vụ cho các chuyến bay thường xuyên ra nước ngoài đến Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Lào và Phnom Penh.


Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả