Châu Đốc: Vùng đất huyền thoại

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 06/10/2021 12:43 pm
Đã đăng: 05/07/2014 12:00 am

Ở Việt Nam nói đến du lịch, khách nước ngoài đều nghĩ đến những địa danh nổi tiếng như Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc… những nơi này được xếp vào hàng top du lịch của nước ta mà bạn bè quốc tế đều muốn đến vì thật sự là rất đẹp các địa danh được đưa vào công tác quảng bá hình ảnh rất nhiều, tiềm năng của mô hình công nghiệp không khói. Những năm gần đây, tại khu vực phía Nam cũng được đẩy mạnh phát triển về du lịch đặc biệt là ở Miền Tây Nam Bộ, các tour về vùng sông nước, thăm vườn trái cây, đặc sản rất nhiều… nhưng nổi bật phải nói về khu vực An Giang là nơi có nền văn hoá đa dạng và ẩm thực phong phú nằm ở phía Tây Nam tổ quốc.

Cầu Cồn Tiêu, Châu Đốc, An Giang – Ảnh: Lê Phúc

Là nơi đầu nguồn sông Mê Kông có sông Tiền và sông Hậu đi qua, giáp với Đồng Tháp về hướng Đông Bắc, Đông Nam giáp Cần Thơ, ngoài ra còn giáp với Kiên Giang và có đường biên giới 100km với Cambodia, dân tộc sinh sống chủ yếu là người Kinh, Hoa, Khơ-me và người Chăm.

[f1]Chơi gì, xem gì[/f1][f2]

Miếu Bà Chúa Xứ

Về đây du khách có thể tham quan một số danh lam thắng cảnh như Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, thuộc phường Núi Sam – TX.Châu Đốc, An Giang, nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi di tích lịch sử văn hoá rất lâu đời thuộc hàng cấp quốc gia, được xác nhận là “Ngôi Miếu lớn nhất Việt Nam”“Tượng Bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” đến nay chưa một ai có thể khẳng định được chính xác pho tượng Bà Chúa có từ lúc nào, câu chuyện xung quanh Bà được thuật lại qua những giai thoại, truyền thuyết lâu đời và vẫn bí ẩn cho đến ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho rằng Miếu Bà Chúa được xây sau năm 1824, tương truyền vào những năm 1820-1825 quân Xiêm thường sang cướp bóc dân ta, để lánh nạn người dân tìm đường chạy lên núi mà trốn, khi quân giặc đuổi theo lên thì thấy Tượng Bà trên núi Sam, chúng dùng gậy gọc để cạy tượng mà khiêng xuống nhưng tượng quá nặng, một tên không chịu được đã đập vỡ một phần trên Tượng và ngay khắc bị trừng phạt.

Miếu Bà Chúa Xứ – Ảnh: Trường Xuân

Về sau, Bà báo mộng cho dân địa phương xưng là Bà Chúa Xứ kêu dân an vị đất lành, thờ phụng Bà sẽ phù hộ cuộc sống bình an, sung túc, nghe theo dân làng đều tìm cách đưa Bà xuống Núi nhưng lạ thay các trai tráng trong làng đều không thể kiệu nổi Bà mà thay vào đó chỉ cần 9 người con gái đồng trinh đã có thể kiệu Bà một cách nhẹ nhàng, khi đến đoạn thì tượng trở nên nặng hơn không xê dịch nổi, mọi người hiểu rằng Bà Chúa đã chọn nơi đây làm nơi lập Miếu. Lại có tích xưa kể rằng Miếu ban đầu rất nhỏ, đơn sơ, dựng bằng tre lá,…vào thời tướng Thoại Ngọc Hầu trấn giữ biên cương phía tây nam dưới triều vua Minh Mạng, vợ của vị tướng này đến khấn vái, xin Bà Chúa phù hộ cho chồng, quốc thái dân an, lời cầu được hiển linh để đáp lại ân đức của Bà Chúa ban cho, người vợ này đã cho xây lại Miếu thờ trang nghiêm và dân nơi đây hết sức thờ phụng. Còn các nhà khảo cứu cho rằng Tượng có thể được tạc từ thế kỷ thứ 6 theo hình ảnh của thần Vinus thường thấy ở Lào, Campuchia, Ấn Độ. Nhà văn Sơn Nam từng viết: “Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền.Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…..”. Còn người Ấn khi đến thăm vùng này lại ngạc nhiên khi thấy vị thần Shivalinga của họ được an vị nơi đây với danh xưng Bà Chúa Xứ.

Lễ hội vía bà được diễn ra vào 23-27 tháng 4 âm lịch hàng năm, vào những ngày này du khách tín ngưỡng thập phương đổ về rất đông để chiêm bái Bà Chúa Xứ, theo quan niệm mỗi năm của người dân khi vào lễ nhìn sắc mặt Bà mà họ còn cho rằng năm nay Bà vui hay buồn về cái gì đó, điều này được thể hiện trên điểm nét của pho tượng, lúc trông hiền lành, lúc trông giận dữ và nếu để ý kỹ hơn bạn sẽ thấy pho tượng càng ngày càng to ra, ngày trước tôi có hỏi thì mẹ tôi bảo rằng: do là đá thiên nhiên (thạch sa) nên đá sẽ tự phát triển.

Núi Sam

Gần khu vực đó bạn có thể du lịch vài địa danh như núi Sam, ngọn núi không cao lắm nhưng vô cùng linh thiên, sở dĩ có tên núi Sam là ngày trước có một người gốc hoa thời nhà Thanh bên Trung Quốc theo chân đoàn người chống đối triều đình do Mạc Cửu dẫn đầu, lưu lạc đến vùng Hà Tiên tìm nơi sinh sống, người này sau đó trôi dạt đến vùng Thất Sơn. Lớn lên, thành gia lập thất với con gái của một gia đình người Việt người này chính là chú Sam, chú khờ khạo nhưng hiền lành, tốt bụng, không vị kỷ, sân si với đời luôn chịu thiệt giữa mọi người nhưng không hề oán thán mà luôn lấy việc giúp người làm niềm vui…do căn duyên đến Chú Sam đã được rước về cõi Phật trong một lần xây dựng xong dàn hoả cho sư trụ trì tài đức nổi tiếng ngày đó, cứ ngỡ là Sư Thầy được về cõi hư không cùng Đức Phật trên dàn hoả, nhưng không ai ngờ người đó chính là Chú Sam hiền lành tốt bụng. Về sau, mọi người đều tưởng nhớ đến công ơn của chú giúp đỡ mọi người và chăm lo việc chùa nên gọi ngọn núi ấy là Núi Sam.

Núi Sam – Ảnh: Thanh Lee

Chùa Tây An

Thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Được xây dựng từ thời Vua Minh Mạng khi tổng đốc Nguyễn Nhật An đi Cao Miên trở về và xin vua dựng nên một ngôi chùa để thờ Phật và đặt tên là Tây An tự với hàm ý phía Tây an bình. Chùa được trùng tu nhiều lần theo thời gian và qua nhiều đời trụ trì, mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ hài hoà với cảnh vật thiên nhiên tạo vẻ đẹp an bình cổ kính. Tu học theo phái đại thừa có tới 11.720 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Vào những ngày rằm của tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 âm lịch được người dân đến viếng và cúng lễ rất nhiều.

Chùa Tây An – Ảnh: Bui Thuy Dao Nguyen

Lăng mộ Thoại Ngọc Hầu

Ngoài ra bạn còn có thể đến thăm lăng mộ Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Ông tên thật là Nguyễn VănThoại, là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu, còn có kênh Vĩnh Tế được xây dựng năm 1819-1824, dài 90km từ Châu Đốc đến Hà Tiên chảy ra VịnhThái Lan, vì sao kênh có tên này là do nhà Vua ghi nhận công đức về người vợ đắc lực của ông Thoại Ngọc Hầu là Bà Châu Thị Tế và đặt tên là “Vĩnh Tế Hà”.

Lăng mộ Thoại Ngọc Hầu – Ảnh: Panoramino

Tại đây thường thì yên lặng và cổ kính, không ồn ào như những địa điểm khác, cũng nhiều người không biết nên khi đặt chân đến An Giang, để tưởng nhớ vị anh hùng, bạn đừng quên ghé thăm lăng mộ của vợ chồng ông, người có công khai khẩn vùng đất An Giang lúc bấy giờ nay ông được an nghỉ cùng hai người vợ bên triền núi Sam và bên cạnh là đền thờ của ông.

Khu di tích Óc Eo

Khu di tích Óc Eo nằm ở Núi Sập-Ba Thê-Thoại Sơn-An Giang là một thương cảng thời trung cổ bị vùi dưới đất sau này được người dân tìm thấy khi đào kênh xáng Ba Thê, hiện nơi đây có rất nhiều vết tích cổ của thời đại Phù Nam được cho rằng có từ 2000 năm trước và là nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ theo các nhà nghiên cứu. Ở Óc-Eo vẫn còn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan để được tận mắt nhìn thấy thành phố cổ này cũng như các nhà khoa học, khảo cứu vẫn luôn tìm đến để khám phá và tìm câu trả lời về sự bí ẩn của những vết tích còn xót lại.

Khu di tích Óc Eo – Ảnh: Yatlat.com

[/f2]

[f1]Ăn uống, ngủ nghỉ[/f1][f2]

Nghỉ ngơi

Có rất nhiều khách sạn và nhà nghỉ tại trung tâm thị xã Châu Đốc và chân núi Sam nhưng mình thường trọ tại gần núi Sam cho dễ đi lại. Có rất nhiều bạn mới đi còn bỡ ngỡ nên ở đâu, nhưng nếu quyết định ở tại đây bạn có thể lưu ý đến những khách sạn 2 sao hoặc nhà nghỉ tiện nghi như:

  • KS Đông Nam: www.dongnamhotel.com
  • KS Bến Đá Núi Sam: Quốc lộ 91, Tp Châu Đốc, An Giang – ĐT : 076 3861745 – bendanuisamhotel.com
  • KS Bưu điện Núi Sam. Địa chỉ : Vĩnh Tế, Tp Châu Đốc, An Giang. ĐT: 076 3861666
  • Nhà khách Núi Sam. Địa chỉ : Quốc lộ 91, Tp Châu Đốc, An Giang. ĐT: 076 3861999
  • Nhà nghỉ 27. Địa chỉ : Quốc lộ 91, Núi Sam, Tp Châu Đốc, An Giang. ĐT: 076 3861850
  • Nhà nghỉ Huyền Trân. Địa chỉ : Mai Thị Láng, Núi Sam, Tp Châu Đốc, An Giang. ĐT: 076 3862012

Lưu ý: bạn có thể liên hệ đặt trước từ Sài gòn hoặc đến đó có thể lòng vòng tham quan trước rồi trả giá, bây giờ tiện nghi đầy đủ lắm, không thảm như hồi trước đâu, giá trọ cũng phải chăng, phòng 2 giường đơn 300.000 là tống 3, 4 mạng vào được rồi. Tiếp đến, là đã qua ngày lễ vía bà hôm tháng 4 âm lịch nên sẽ không còn đông kín mà chịu cảnh chen chút chặt chém., nên cứ tự do đi hỏi thăm đặt phòng, trả giá mà không sợ là hết phòng bạn nhé.

Ăn uống

Có nhiều món đặc sản để ăn lắm: mắm thái bánh tráng thịt luột, lẩu mắm Châu Đốc, gỏi Sầu Đâu, bò leo núi, canh chua là vang… Còn ăn theo cử cho no để tung tăng thì ở gần Miếu có tiệm bán cơm sườn bì giá 20.000đ/đĩa, hàng gánh bán banh canh chả cá bột gạo 15-20k/tô ăn ngon hết xẩy. (DLB sẽ có một bài viết chi tiết về đặc sản Châu Đốc).
[/f2]

[f4]

Từ Sài Gòn về Châu Đốc?

Bạn có thể đi bằng xe khách chất lượng cao tuyến Sài Gòn về thẳng thị xã Châu Đốc hoặc bến xe Miền Tây, xe luôn có chuyến mỗi ngày.
– Giá vé ghế ngồi: 130.000 -140.000đ
– Giuờng nằm: 160.000đ

Lưu ý: xe Phương Trang, Mai Linh hay xe khách thì luôn có xe trung chuyển miễn phí cho hành khách cả 2 chiều.

Tại BX Miền Tây:

395 Kinh Dương Vương – An Lạc – Q.Bình Tân – ĐT: (84) 38776594 – (84) 37521517

  • Phương Trang: quầy số 31 BXMT – ĐT: 08.38841568
  • Mai Linh: quầy số 29 BXMT – ĐT: 08.37526999; Quầy số 32 BXMT – ĐT: 08. 37523888

Các văn phòng xe tại trung tâm HCM

  • Phương Trang Sài Gòn: Tổng đải: (08) 38 309 309 – ĐC: 328A Lê Hồng Phong , P.1, Q.10, TP.HCM – Đặt vé: (08) 38 333 468
  • Mai Linh Sài Gòn: Tổng đài: (08) 39 29 29 29 – ĐC: 400A Lê Hồng Phong, P..1, Q.10, TP.HCM – Đặt vé: (08) 3 8323 88
  • Nhà xe Hùng Cường: ĐC: 48-50 Phó Cơ Điều, P.12, Q.5, TP.HCM – ĐT: (08) 3857 2624 – 3955 1247 – 3955 5041
  • Nhà xe Huệ Nghĩa: ĐC: 11 Lê Đại Hành, Q.11,TP.HCM – ĐT: (08) 3955.2364 – 3955.3353 – 3956.0722

[/f4]

[f1 type=gold]Đi chơi xung quanh[/f1][f2]
Từ ngay chợ Châu Đốc đến những nơi trên không xa (ngoại trừ Óc-eo), chỉ dao động 20 đến 30 nghìn cho cuốc xe thồ (xe ôm) hoặc cũng có thể đi bằng xe đạp lôi, đi xe đạp lôi rất thú vị, 1 chiếc xe có thể chở 3-4 người, do đạp bằng sức người nên nếu đi các bạn có thể trả giá với phu xe nhưng đừng ép giá quá, thậm chí bạn có thể đi từ Miếu Bà đến lăng Ông Thoại, núi Sam, Chùa Tây An bằng cách đi bộ.

Ban ngày thường nhiệt độ ở đây rất cao nên 1 cái nón (mũ) rộng vành, 1 chiếc dù (ô) nhỏ để tránh bị say nắng là điều cần thiết.
[/f2]

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.


Trở lên Trên ▲

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *