Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía nam. Không quá sầm uất, nhộn nhịp như Nha Trang hay kiêu sa, lộng lẫy như Đà Nẵng, Bình Định đang nổi lên như một điểm đến với nét đẹp cảnh sắc hoang sơ, hương vị ẩm thực đậm đà.
- Mục lục: Cẩm nang du lịch trong nước
- Cẩm nang du lịch bụi tỉnh Bình Định
- Cẩm nang du lịch bụi tỉnh Bình Định (Phần 2)

Bình Định phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn (có tọa độ: 13°36’33 Bắc, 109°21′ Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
Bình Định không (chưa) được quy hoạch, đầu tư và phát triển như Nha Trang, Đà Nẵng… nên trong mắt của rất nhiều người Bình Định mãi “không có gì”. Bạn sẽ không tìm được nhiều thông tin về du lịch Bình Định, không tìm thấy những bài hướng dẫn chi tiết để khám phá vùng đất xứ Nẫu. Hầu hết người ta chỉ biết Bình Định là đất võ và chỉ mặc định nơi này trong từ “anh hùng”.
Bình Định giờ đây đã có sự đổi mới và khác biệt, nhịp sống, con người và không khí đã sôi động và phồn vinh hơn. Đặc biệt là về nhu cầu về du lịch tại Bình Định cũng đã dần cải thiện. Nhờ vào cảnh sắc hoang sơ, yên tĩnh mà trù phú của một mảnh đất ven biển, đã giúp Bình Định từ một vùng đất nghèo và vắng lặng trở nên phồn hoa, tấp nập và đến gần hơn với những người yêu du lịch.
Đến Bình Định khi nào?
Từ tháng 2 đến tháng 8 là thời điểm lý tưởng để du lịch Bình Định, vì khoảng thời gian còn lại thường có bão lũ. Bạn nên chọn lịch trình đi vào đêm hôm trước để sáng sớm hôm sau đến nơi là có thể tham quan luôn.
[f1]Chơi gì, xem gì[/f1][f2]
Quy Nhơn: Thành phố trung tâm của Bình Định luôn hấp dẫn bởi núi non cùng biển cả hòa quyện tạo nên cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng. Bạn sẽ có một kỳ nghỉ lý tưởng khi đến mảnh đất này, với một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào, một bên là các khách sạn, resort hiện đại hóng gió biển.

Biển Quy Hòa: Nằm dọc theo con đường Quy Nhơn – Sông Cầu, biển Quy Hòa như một bức tranh thơ mộng mà thiên nhiên đã ban tặng với những bãi biển xanh ngắt, sạch đẹp, chạy dài tít tắp. Du khách có thể thỏa thích vui đùa cùng sóng nước hay chỉ mất khoảng 30 phút đi thuyền máy sang các hòn đảo ở ngoài khơi để tận hưởng không gian yên tĩnh và trong lành.

Eo gió: Bãi biển Eo Gió thuộc thôn Bấc (Thôn Lý Lương, Nhơn Lý, Quy Nhơn) là một eo biển xanh được những rặng núi đá cao với nhiều hình thù lại mắt uốn cong ôm trọn trong vòng tay tạo thành mọt eo biển hút gió tuyệt đẹp.

Mũi Vi Rồng: một ghềnh đá ngày đêm nước biển xô vào rồi trào ra như miệng rồng phun nước trắng xóa, là một thắng cảnh hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan. Theo truyền thuyết, mũi Vi Rồng xưa kia là một khối giống vi cá chép, dân địa phương gọi là Đá Vẩy Rồng. Khi triều xuống, với quần thể những bãi đá như Bãi Bàn, Đá Dựng lô xô kỳ thú, khu vực mũi Vi Rồng trông như một con rồng đang cất mình ra biển.

Tháp Bánh Ít: thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tháp nằm trên ngọn núi cao giữa hai nhánh sông Côn và sông Tân An, cạnh Cầu Gành, dọc theo Quốc lộ 1 A. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Tháp Bánh Ít là quần thể 4 tòa tháp nhìn từ xa trông giống chiếc bánh ít nên người dân nơi đây đặt tên là tháp Bánh Ít.

Xem thêm: Đi đâu chơi khi đến Bình Định?
Các lễ hội ở Bình Định
- Lễ hội Chợ Gò: tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước.
- Lễ hội Đua Thuyền: bắt đầu chiều Mồng 2 Tết du khách lại đến với Lễ hội Đua thuyền ở Gò Bồi, thuộc thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, quê ngoại của Nhà thơ Xuân Diệu.
- Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn: Lễ hội được diễn ra từchiều ngày Mồng 4 Tết và kéo dài cho đến hết ngày Mồng 5 Tết Âm lịch tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn.
- Lễ hội Chùa Ông Núi: Sau Tết Âm lịch, hàng ngàn người dân và du khách thập phương lại kéo nhau về xã Cát Tiến, huyện Phù Cát tham dự Lễ hội chùa Ông Núi – Linh Phong Thiền Tự để viếng chùa và cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
- Lễ hội Đô thị cổ Nước Mặn: Lễ hội Đô thị cổ Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống, có quy mô lớn và ra đời rất sớm ở Bình Định, cách đây gần 4 Thế kỷ. Lễ hội được tổ chức tại chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước.
Ngoài ra, ở Bình Định còn vô số những Lễ hội dân gian và truyền thống khác như: Đêm hội Tháp Đôi, Lễ hội Làng đúc đồng Bằng Châu…
[/f2]

Chia sẻ cảm nghĩ
Pingback/Trackback