Việt Nam

Ăn gì khi đến Thanh Hóa?

Bởi
Bộ sưu tập, Đặc sản, Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:37 pm
Đã đăng: 29/03/2016 8:00 am

Thanh Hoá – vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra các vị tướng anh hùng của dân tộc, nơi có các di tích lịch sử, đền đài, chùa miếu kinh thiên, nơi cội nguồn của văn hoá đông sơn và cũng là nơi có những món ngon được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có mộc mạc, bình dị nhưng không kém phần đặc sắc. Sẽ làm nao lòng du khách mỗi khi thưởng thức.

Chả tôm

Chỉ là món ăn vặt từ các hàng quán vỉa hè nhưng món chả tôm đã trở thành đặc sản xứ Thanh. Du khách dễ dàng tìm thấy tại các hàng quán trên phố Đào Duy Từ, phố Nhà Thờ, … Món ngon là nhờ tôm biển tươi từ biển Sầm Sơn. Tôm được xào chung với thịt mỡ và hành, xây nhuyễn gói trong bánh phở và nướng trên bếp than hồng. Nghe thì đơn giản nhưng cần sự khéo léo của người nấu chọn được nguyên liệu tươi ngon, gói chặt tay trong bánh phở và quạt đều tay để chả nướng trên than hồng được chính đều không bị khét. Chả tôm được gói trong rau sống và dưa món. Một phần khoảng 30.000 đồng.

Ảnh: chamuchalong.org

Gỏi cá nhệch

Cá nhệch là một loại cá da trơn hình dạng giống con lươn nhưng lớn hơn. Cá được chế biến thành nhiều món trong đó đặc trưng có món gỏi. trong món này cá nhệch được tận dụng hết từ thịt tới xương. Cá được lột sạch da, thịt cá được xé nhỏ trộng gia vị, trộn thính cho các miếng cá tơi ra. Cá được ăn sống cùng với rau sống và một món nước chắm gọi là chẻo. Chẻo được chế biến từ xương và da của cá nhệch, vỏ quýt chưng cùng nước mẻ. Nếu ai không ăn được cá sống thì có thể dùng bánh đa ăn với chẻo cũng ngon. Một phần ăn chẻo là khoảng 600.000 tại nhà hàng Vũ Bảo tại xã Nga Liên huyện Nga Sơn.

Ảnh: vubao.vn

Bánh cuốn

Tận dụng nguồn lợi hải sản nên bánh cuốn tại Thanh Hóa mang đặc trưng vùng biển. Không như bánh cuốn các nơi khác có nhân là thịt, mộc nhỉ. Bánh cuốn nơi này chỉ có duy nhất là tôm. Tôm phải là tôm tươi sau khi luộc và phơi hơi khô thì mang xay nhuyễn và xào lên. Trên nền bánh trắng thì màu đỏ của tôm nổi bần bật. Hơn thế nữa, có lẽ do quá đơn giản nên đã làm nổi bật vị tôm đặc trưng. Bánh được ăn với nước mắm chua ngọt và đặc biệt là dùng kèm với chả nướng mang hương vị than hồng. Du khách có thể ăn tại Sầm Sơn hoặc tại các phố Tống Duy Tân, Trần Phú, Lê Quý Đôn tại thành phố Thanh Hóa giá từ 10.000 – 20.000/ đĩa.

Ảnh: thanhhoaplus

Mắm tép

Mắm tép Đình Trung tại huyện Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng tại đậy với thành phẩm là những con tép đỏ au. Khi xưa đây là món để tiến vua. Nó ngon là do nó được làm từ con tép riu – sống trong rong rêu trên những dòng sông nơi đây. Món mắm tép tại đây được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản: Gạo rang (thính), muối và tép do đó cái hồn của món mắm tép chính là những con tép riu được bắt trên sông Hoạt. Mắm tép có thể được chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm là đã có được món mắm tép thơm ngon. Mắm có thể dùng với cơm nóng, chấm với rau luộc.

Nem chua

Xuất phát từ mục đích dữ trữ thịt trong kháng chiến mà thành nem chua. Từ năm 1965, trong thời gian kháng chiến chống Mỹ bộ đội đã vô tình dùng gạo rang (thính) để bảo quản thịt ăn dần mà dân gian đã thêm gia vị để thành món nem chua đặc trưng thanh hóa. Với một ít bì lợn (da heo) được rửa sạch, phơi khô, cắt mỏng cùng với thịt heo được xay nhuyễn trộn với thính (gạo rang) và một ít gia vị gia truyền mà có được món nem chua. Đặc trưng nem chua Thanh Hóa là nem chua được gói với ớt, tỏi và một loại lá không thể thiếu đó là là đinh lăng. Món nàu du khách có thể mua tại các cửa hàng tại thành phố Thanh Hóa. Giá tham khảo là 3.000 – 5.000/chiếc (chiếc nem lớn hơn chiếc nem chua ở miền nam nhe).

Ảnh: nemvip166.com

Bánh răng bừa

Xưa kia bánh có tên là bánh tẻ do được chế biến từ gạo tẻ nhưng theo thời gian người ta thất hình dạng chiếc bánh giống như chiếc răng bừa cày cấy nên người dân gọi là bánh răng bừa. Đây là một loại bánh truyền thống của làng quên đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên liệu làm bánh là gạo tẻ, thịt ba chỉ xào với mộc nhỉ, tiêu và gia vị làm nhân. Công đoạn chọn gạo tẻ là quan trọng nhất, gạo phải dẻo, ngâm vài tiếng và xay nhuyễn. Điều đặc biệt, bánh răng bừa xứ Thanh được gói bằng lá chuối hột được hơ lửa hơi héo (không phải bằng lá dong như các vùng khác) và mang đi luộc. Thành phẩm là một cái bánh có lớp vỏ ngoài dẻo ăn đến phần nhân phải cảm nhận được vị béo của thịt, cảm giác giòn sần sật của một nhỉ cùng vị hơi cay và thơm và tiêu là bánh đạt tiêu chuẩn. Du khách có thể ăn bánh răng bừa ở huyện Sầm Sơn (Cẩm Thủy), ở huyện Nga Sơn (Thọ Xuân), huyện Hà Trung (làng Ngũ). Giá 1 cái khoảng 15.000 đồng.

Bánh gai Thọ Xuân (bánh gai tứ trụ, bánh gai làng Mía)

Đây là một trong những món bánh được dùng để tráng miệng sau khi dùng cổ hay bánh được cúng trong các dịp lễ. Bánh là đặc sản của làng Mía – xã Thọ Diên – huyện Thọ Xuân. Bánh gai phải được làm từ lá gái hái trong rừng hay ven các bãi bồi của sông Chu, chỉ lấy phần thịt lá (bỏ gân lá, cuống lá) phơi khô gói lại. Sau đó, là được rửa sạch và luộc chín, giã nhuyễn. Sau khi giã nhuyễn lá gai được trộn với gạo nếp thành một hỗn hợp dẻo mịn. Phần nhân cũng quan trọng không kém. Nhân là sự hòa quyện của đậu xanh, đường, dầu chuối và dừa nạo. Sau khi các nguyên liệu đã xong vỏ bánh được vo tròn bao bọc quanh nhân và gói trong lá chuối khô. Bánh được hấp chính và gói chặt lại bằng lạt. Một chiếc có giá từ 4.000 – 5.000 đồng.

Ảnh: mytour.vn

Bánh khoái tép

Món này từa tựa món bánh xèo của miền Nam nhưng nhỏ hơn chỉ khoảng bằng cai đĩa nhỏ. Nghe tên là ta đã biết nguyên liệu chủ yếu của món bánh khoái là tép. Tép phải tươi, trong xanh, sau khi rửa sạch được rang lên. Nhân bánh còn cò bắp cải thái nhỏ và rau cần. Chảo sau khi được làm nóng dầu (mỡ) sẽ cho nhân vào và sau đó đổ bột tẻ vào tráng mỏng. Đây là công đoạn quan trọng phụ thuộc vào tay nghề của người tráng bánh. Bánh khéo là bánh có lượng nhân vừa, da bánh vừa đủ mỏng không quá dày, viền bánh rất giòn. Bánh không ăn kèm rau sống như bánh xèo miền nam mà chỉ ăn cùng nước mắm chua ngọt. 1 bánh giá 5.000 đồng

Bánh Đúc sốt

Cùng với bánh nhè, bánh đúc sốt là món ăn trẻ thơ của nhiều người ở Thanh Hoá và theo dân gian bánh có nguồn gốc từ làng Cốc – xã Xuân Vinh – huyện Thọ Xuân. Hiện nay có rất ít hàng quán còn bán món này, tập trung ở các gánh hàng rong ở Vườn Hoa. Bánh không đặc thành khối như bánh đúc ở miền Nam hay miền Bắc mà đặc sóng sánh có màu xanh của cỏ cây. Bánh được nấu bằng bột gạo với nước vôi trong và một nguyên liệu làm nên màu xanh đặc trưng đó là rau ngót hoặc rau cải giả lấy nước. Bánh được ăn nóng với đậu xanh cà vỏ nấu chín đánh tơi. Vị thơm của gạo tẻ và vị béo béo, bùi bùi của đậu xanh là một kỷ niệm đáng nhớ cho người Thanh Hoá nói riêng cho du khách nói chung.

Ảnh: thanhhoanews.vn

Canh lá đắng

Đây là món ngon của dân tộc Mường tại huyện Ngọc Lặc – Thanh Hóa. Món canh này được người dân nơi đây nấu với lòng gà. Lá đắng vẫn có thể ăn sống được nhưng nấu canh sẽ ngon hơn. Lòng gà được xào thơm sau đó nấu cùng mẻ, xã và sau cùng là lá đắng. Vị đắng sau khi trôi qua cổ sẽ để lại vị thanh thanh cùng cái giòn dai sần sật của lòng gà sẽ là một món ngon khó quên cho du khách.

Bánh đa Minh Châu

Làng Minh Châu thuộc xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hoá đã trở thành làng nghề truyền thống với chiếc bánh đa. Chiếc bánh đa được chế biến từ nguyên liệu rất gần gũi và dân dã đó là gạo và mè đen. Nhưng với bàn tay khéo léo của người thợ, bột gạo (gạo sau khi xay hoà với nước) và mè đen đã được tráng đủ mỏng để bánh không bị rách và phơi trên những tấm nang tre, vĩ tre phơi nắng. Bánh đa thường được nướng hoặc ăn sống, ăn kèm một số món ăn: bánh đa cuốn thịt luộc, cá luộc, bánh đa chấm cùng chẻo (một món ăn cùng gỏi cá nhệch), hay chỉ đơn giản là nướng lên để ăn vặt.

Ảnh: thethaovanhoa.vn

Bánh nhè

Là một món ăn vặt tại Thanh Hóa nhưng những ai đến Thanh Hóa đều muốn nếm thử. Tên bánh có từ thời xa xưa rồi người dân cứ thế mà gọi chứ cũng không biết tại sao có tên như vậy. Bánh giống bánh chay hay chè trôi nước, cũng là bột được nhào nặn kỹ bao quanh nhân đậu xanh với dừa và đường. Đường làm bánh nhè phải là đường vàng chứ không là đường trắng. Đặc biệt, bánh nhè phải được nấu trong nước mật mía và gừng ăn cùng nước cốt dừa thăng sền sệt và mè thì mới đúng chất bánh nhè. Khi chín mật mía ngấm vào nhân thơm lừng, vỏ bánh dai dai thoảng thoảng hương gừng và mè rang cùng với vị béo béo của nước cốt dừa là một món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của người dân Thanh Hóa. Bánh được bán với giá 5.000 bát tại các gánh hàng rong tại chợ Vườn Hoa.

Cá rô Đầm Sét

Đầm Sét thuộc xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân. Đầm nằm ở hạ lưu sông Chu là nơi sinh sống của một loài cá rô mà xưa kia chỉ dùng để tiến vua. Săn chắc từng thớ thịt và vị béo ngậy của cá là nguyên liệu ngon cho nhiều món ăn: cá rô nướng rơm, canh cá rô nấu cải xanh, …

Cá mè sông Mực

Sông Mực hay hồ sông Mực là một địa điểm không thể nào không ghé qua khi du khách tham quan vườn quốc gia Bến En. Trong hồ có nhiều loại cá nhưng đặc biệt phải kể đến là cá mè. Cá mè trong hồ có con rất to, thịt chắc, ngọt thơm và ít xương. Cá được chế biến thành nhiều món: nấu ngót, nấu lẩu, luộc, … và đặc biệt nếu cá được chấm cùng nước Do xuyên thì vị ngon không gì sánh bằng.

Bưởi Luận Văn

Huyện Thọ Xuân còn có một đặc sản đó là Bưởi, không như bưởi năm roi, bưởi da xanh có da bưởi màu xanh nhưng bưởi Luận Văn có da đỏ. Làng Luận Văn xã Thọ Xương huyện Thọ Xuân là nơi sản sinh là loại bưởi này. Bưởi có màu đỏ từ trong ra ngoài (tép bưởi đỏ và vỏ bưởi cũng màu đỏ). Đặc biệt bưởi có hương thơm đặc trưng, thơm lừng cả nhà. Dịp tết nhà nhà ai cũng muốn mua bưởi về chưng để cầu mang may mắn cả năm

Ảnh: buoidotienvua.blogspot.com

Ngoài ra Thanh Hoá cũng có một số đặc sản đặc trưng của vùng Bắc bộ: Bánh ích (hoặc được gọi là bánh ít), Cháo canh (món ăn được nấu bằng bột gạo với sườn, khi ăn có thêm sợi bánh canh), ống mút (ốc len), …

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả