" />

Tây Tạng: Lịch sử

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:46 pm
Đã đăng: 30/11/2014 10:00 am

Tây Tạng và nhà Tần từ lâu đã giao chiến với nhau để tranh giành “con đường tơ lụa”. Vào giữa thế kỷ thứ 7, Songtssan Gampo đã thiết lập triều đại Tây Tạng hợp nhất bằng cách cưới hai công chúa, một người từ Trung Quốc và người còn lại từ Nepal. Tuy hoà bình được lập lại, song từ thế kỉ thứ 9 đến giữa thế kỉ thứ 17, các cuộc nổi loạn lại nổi lên. Cuối cùng, để kết thúc những cuộc hỗn chiến này, Đạt Lai Lạt Ma đã hợp tác cùng một bộ tộc Mon-go-lo-it. Họ đã thiết lập cả quân đội và quyết định ở lại để trấn giữ vùng đất này. Người đứng đầu của bột tộc này tự xưng vua, nhưng thực tế Đạt Lai Lạt Ma mới là người điều hành chính.

Ảnh: Lookfordiagnosis.com

Đến thế kỉ 18, Tây Tạng một lần nữa lại rơi vào chiến sư và Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa hợp tác với một bộ tột Mon-go khác để giành quyền cai trị với nhà Thanh. Tuy nhiên, bộ tộc này không lâu sau đó đã bị nhà Thanh đánh đuổi ra khỏi Tây Tạng. Từ đó, người Tây Tạng và người Trung Quốc bắt đầu một mối quan hệ đặc biệt (tuy trên danh nghĩa là một khu tự trị nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của triều đại nhà Thanh). Mối quan hệ này chỉ chấm dứt khi nhà Thanh sụp đổ.

Năm 1904, khi Anh xâm lược Tây Tạng, nhà Thanh đã cắt một phần đất đai của người Tây Tạng bán lại cho Anh. Đến năm 1911, nhà Thanh chính thức tan rã, Tây Tạng tuyên bố tách ra khỏi Trung Quốc, trở thành một khu tự trị dưới sự dẫn dắt của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 và kéo dài suốt 30 năm sau đó. Tuy nhiên, vào năm 1950 tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, đại diện của Trung Quốc đã bác bỏ thông tin Tây Tạng là một nước độc lập và khẳng định Tây Tạng chính là một phần của Trung Quốc. Một năm sau đó, hiệp định về việc Tây Tạng sát nhập trở lại với Trung Quốc được kí kết. Chính phủ Trung Quốc thậm chí còn phát ngôn rằng Đạt Lai Lạt Ma là một thành viên trong bộ máy chính quyền Trung Quốc. Tháng 3 năm 1959, cuộc nổi dậy của người Tây Tạng bị thất bại, Đạt Lai Lạt Ma cùng những tín đồ trung thành bị đày đi Ấn Độ. Tây Tạng không người cầm lái, lại là một vùng riêng biệt, nên không được bảo vệ khi cuộc Cách Mạng Văn Hóa diễn ra. Khoảng 1,2 triệu người Tây Tạng bị giết và bỏ tù trong cuộc “Khủng Bố Đỏ” dưới chính quyền của Mao Trạch Đông.

Khi Đặng TIểu Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh, tình hình ở Tây Tạng tuy vẫn căng thẳng, nhưng cũng lắng dịu đáng kể. Thay vì dùng vũ lực tàn bạo để đàn áp, chính phủ Trung Quốc đổi sang chiến lược đồng hóa Tây Tạng bằng cách cho người Hán đến ở cùng. Tuy nhiên lại có sự phân biệt đối xử giữa người Hán với người Tây Tạng, điển hình là các năm 1987, 1989 và 2008. Người Tây Tạng kỉ niệm cuộc nổi dậy của họ vào tháng 3 hàng năm. Chính quyền Trung Quốc lấy lý do không an toàn, nên cấm du khách tới tham quan. Vì thế du khách gặp rất nhiều khó khăn. Nếu khách tham quan tới Tây Tạng mà không được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc, thì toàn bộ tiền từ du lịch sẽ được chính quyền Trung Quốc tịch thu.

Trong khi Trung Quốc tìm mọi cách kiềm hãm sự phát triển của Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma đi tuyên truyền khắp thế giới về những nét đặc sắc của Tây Tạng và khuyến khích mọi người hãy tới đây để hiểu rõ hơn về con người cũng như bản sắc riêng của vùng cao nguyên rộng lớn này. Ngày nay, Tây Tạng không chỉ là điểm đến thu hút du khách nước ngoài mà thậm chí cả trong nước. Các bạn trẻ Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm về sự công bằng và độc lập cho vùng vùng đất này.

(Tham khảo: WikiTravel, Dulichbalo.wikidot.com)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả