" />

Núi Langbiang: Nóc nhà của Đà Lạt

Bởi
Cẩm nang bỏ túi, Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:38 pm
Đã đăng: 16/02/2016 3:00 pm

Langbiang – hay núi Langbiang, hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi: Núi Ông và núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển, núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

[link-place]nui-langbiang[/link-place]

Ảnh: James/Mytour.vn

Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết – chàng K’lang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai ngọn núi được đặt tên là Lang Bian.

Tỉnh Lâm Ðồng có địa hình không bằng phẳng với 3 cao nguyên: Lang Bian-Ðà Lạt, Ðran-Liên Khương, Blao-Di Linh và một bình nguyên Ðạ Huai-Cát Tiên. Cao nguyên Lang Bian vào đầu thế kỷ 19 vẫn còn là một vùng đất thưa dân, hiểm trở. Người bản địa tập trung trong một số làng, đông nhất là Dankia. Qua một thế kỷ, diện mạo của cao nguyên Lang Bian thay đổi nhiều, trừ một vài nơi như vùng đồi Cù chống hạn.

Ngày nay, qua một thời gian đầu tư, tôn tạo và quảng bá, Khu du lịch Lang Biang đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi sự đa dạng sinh học và phong phú về các loại thảo dược và thảo mộc, các loại chim thú quý hiếm cùng các loại hình du lịch hấp dẫn như: leo núi, cắm trại và nghiên cứu về sinh thái, văn hóa dân tộc. Trên đỉnh núi, Ban quản lý Khu du lịch đã cho dựng lên bức tượng đôi trai gái tên K’Lang và Biang đứng bên nhau, như để minh chứng cho sự tồn tại vĩnh hằng của một mối tình chung thủy, là chứng nhân cho những du khách đã từng đến, được nghe, được cảm và thấy yêu hơn dãy núi huyền thoại này.

[f1]Các tuyến đường chinh phục đỉnh Langbiang[/f1][f2]
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt quãng đường 12 Km đến chân núi. Nếu chọn xe buýt thì tên tuyến xe buýt là Đà Lạt – Lạc Dương. Trạm xe buýt tại khu Hòa Bình gần chợ Đà Lạt.

Lựa chọn 1: Chinh phục đồi Ra đa (độ cao 1929m)

Tuyến đường được rải nhựa, dài 6 km. Có thể đi bộ hoặc thuê xe Jeep lên đỉnh đồi
– Dịch vụ xe Jeep: 300.000 đồng/1 xe(mỗi xe 6 người, không tính vé cho trẻ em dưới 6 tuổi, vé khứ hồi)
– Vé cổng khu du lịch Langbiang: 20.000 đồng
– Thời gian trung bình để lên tới đỉnh đồi: nếu đi bộ 1,5 – 2h, nếu đi xe Jeep 15ph

Ảnh: Ngoisao.net

Lựa chọn 2: Chinh phục đỉnh Núi Bà – Langbiang (độ cao 2167m)

Thời gian trung bình đi từ chân núi lên tới đỉnh núi 3h. Thời gian đi từ đỉnh núi xuống chân núi 2h. Có thể chia tuyến đường này làm 2 phần.

Phần 1: Từ cổng khu du lịch lên đến trạm kiểm soát vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Có 2 con đường để đến trạm kiểm soát:
– Đi theo đường nhựa mà xe Jeep dùng để vận chuyển hành khách đến đồi Ra đa, đi khoảng 3– 4 km đến ngã 3 có trạm kiểm soát của vườn quốc gia thì rẻ phải vào con đường mòn.

– Không vào cổng của khu du lịch mà men theo con đường mòn bên phải cổng, bên đường có thể nhìn thấy một vài ngôi nhà và đất canh tác của đồng bào bản địa. Sau đó đi vào rừng thông, theo con đường mòn hướng đến trạm kiềm soát (lưu ý: đường dốc, có nhiều đoạn bị mất dấu – có thể bị lạc).

Phần 2: Từ trạm kiểm soát đến đỉnh Núi Bà – Langbiang

Đi theo con đường mòn. Đường mòn khá rõ ràng. Trên đường đi có thể thấy được sự phân bố của thực vật thay đổi theo độ cao. Du khách sẽ đi ngang qua rừng thông, rừng già, cây đại thụ, v.v.

Tuyến đường này là đường mòn không thể đi xe được.

Ngoài ra ban quản lý vườn quốc gia Bidoup Núi Bà còn cung cấp dịch vụ hướng dẫn viên để dẫn đường và thuyết minh về sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia.
[/f2]

[f1]Các hoạt động vui chơi khác[/f1][f2]
Dù lượn: Dịch vụ này mới xuất hiện đầu năm 2014, thêm một phương án nữa cho bạn lựa chọn khi muốn xuống lại mặt đất, ngoài dùng chân và xe jeep. Nếu bạn là dân chuyên nghiệp, bạn có thể không cần huấn luyện và được phép bay một mình. Ngược lại, sau khi được các phi công chỉ dẫn sơ, bạn sẽ bay đôi với họ. Nhắm mắt, thả chân vào khoảng không, bạn sẽ được dù lượn đưa từ đỉnh đồi Radar hướng xuống hồ Dankia. Mỗi lần bay tầm 15 đến 20 phút. Giá dịch vụ: 600 ngàn đồng/lượt/người.

Ảnh: Joseph Nguyen/Flickr

Leo núi bằng dây: Xe sẽ chở bạn đến đỉnh của ngọn Radar, sau khi ngắm mây trời đồng bằng chán chê bạn sẽ đi bộ khoảng 30 phút tới điểm tập kết ở núi Yên Ngựa (cao 1950m). Bạn sẽ được huấn luyện cách leo lên vách đá như thế nào. Sau khi thuần thục, bạn sẽ chinh phục vách đá cao trên 30 m. Giá dịch vụ: 600 ngàn.

Trekking: Cũng là đi bộ để lên các đỉnh núi, nhưng đi theo đường mòn chứ không phải đường nhựa. Thời gian gần đây, loại hình này thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong quá trình đi bộ bạn sẽ xuyên qua những tán rừng già, nhiều cây đại thụ, suối nhỏ róc rách, hoa dại khoe sắc khắp nơi… khi đi vào vườn quốc gia Biboup, lúc chinh phục núi Bà.
[/f2]

[f3]

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: HA SON/Flickr

Ảnh: Khánh Hmoong/Flickr

Ảnh: Joseph Nguyen/Flickr

[/f3]

(Tham khảo: Wikipedia, lamdong.gov.vn, dulichdalat.pro, dalattrip.com)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Chia sẻ cảm nghĩ

Thảo luận1

    Viết trả lời hoặc Bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

      Pingback/Trackback

    1. DU LỊCH BỤI - Cẩm nang du lịch bụi Đà Lạt24/02/2016
    Liên kết được đề xuất
    Xem tất cả