" />

Phan Thiết: Thông tin chung

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:53 pm
Đã đăng: 11/10/2013 8:45 am

Phan Thiết là thành Phố cấp 2 trực thuộc Tỉnh Bình Thuận là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua Phan Thiết là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc khu vực Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, nó sẽ là đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.

* Năm 1976, Phan Thiết trở thành tỉnh lỵ của Tỉnh Thuận Hải (cũ).
* Năm 1992, tiếp tục là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận mới được chia tách từ tỉnh Thuận Hải.
* Năm 1999, Phan Thiết được chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận – tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận.

Tuy là thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì “phố cổ” Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.

[f1]Nguồn gốc tên gọi[/f1][f2]
Có một số giả thiết về tên gọi của Phan Thiết và phần lớn đều chấp nhận rằng, “Phan Thiết” không phải là một cái tên thuần Việt:

  • Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.
  • Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là “Tam Phan”.
  • Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết.

Ngày nay, yếu tố “Phan” còn xuất hiện nhiều trong các địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn…

Mũi Kê Gà

[/f2]

[f1]Địa lý và địa hình[/f1][f2]
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42’10” đến 11° vĩ độ bắc.
* Phía đông giáp biển Đông.
* Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận.
* Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận.
* Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận.

Giữa trung tâm thành phố có sông Cà Ty chảy ngang, chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
* Phía nam sông: khu thương mại.
* Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự.

Thành phố Phan Thiết có các dòng sông chảy qua:
1. Sông Cà Ty: 7,2 km
2. Sông Cát (Suối Cát): 3,3 km
3. Sông Cái: 1,1 km
4. Sông Cầu Ké: 5,4 km

Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
* Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
* Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
* Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm.
[/f2]

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả