Nam Mỹ

Keshwa Chaca: Cây cầu dây cuối cùng của người Inca

Bởi
Khám phá
Cầu
Cập nhật: 25/07/2023 3:40 am
Đã đăng: 04/08/2015 2:47 pm

Cách đây 500 năm, khi người Inca mở rộng đế chế trên các cao nguyên của dãy Andes, họ đã phát triển một mạng lưới đường sa đáng kinh ngạc để quân đội và dân cư di chuyển, vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả qua các dãy núi. Nhưng địa hình ở đây vô cùng hiểm trở với những dãy núi cao chót vót và những thung lũng sâu vì vậy những cây cầu là lựa chọn thay thế.

Ảnh: Orangesmile.com

Những cây cầu ở đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống đường sá vô cùng hoành tráng của người Inca trải dài tận 40.000 km, từ Ecuador ngày nay cho tới Argentina. Tùy thuộc vào sự sẵn có của nguyên liệu thời đó, những cây cầu được làm bằng rất nhiều loại vật liệu như gỗ, đá, lau sậy nổi hoặc tay dệt từ rơm rạ và cỏ cao mọc trên dãy Andes. Những cây cầu này thường có tuổi thọ ngắn và vài năm thì cần phải được thay thế. Sau khi đế chế người Inca lụi tàn, người Inca không còn nữa thì những cây cầu này cũng biến mất sau đó. Qua thời gian, những cây cầu bị hư hỏng, hoặc đã được gỡ bỏ. Còn những cây cầu còn lại vẫn tồn tại cho đến ngày nay đó là nhờ những nỗ lực của người dân địa phương đã xây dựng lại nó mỗi năm bằng kỹ thuật tương tự như tổ tiên Inca của họ đã sử dụng.

Keshwa Chaca được biết đến như một hình mẫu duy nhất còn sót lại của những cây cầu do người Inca dệt bằng tay từng rất phổ biến trong hệ thống đường của người Inca. Keshwa Chaca nằm trên một hẻm núi hẹp trên Rio Apurimac, gần làng Huinchiri, cách thị trấn Yanaoca 30 km về phía Tây Nam và cách 188 km về phía Đông Nam kể từ thành phố Cuzco, Peru. Cầu này bắc ngang sông Apurimac gần Huinchiri ở tỉnh Canas. Chiều dài cầu là 148 feet và bắc ngang qua con sông rộng hơn một trăm feet bên dưới. Cây cầu bao gồm năm sợi dây song song xoắn từ các sợi của cây cabuya hoặc maguey, và dày khoảng 4 inch. Sàn cầu làm từ các que nhỏ gắn chặt thành chuỗi. Ngày nay, các cư dân của khu vực giữ được truyền thống và kỹ năng làm và bảo dưỡng cầu của tổ tiên họ.

Không giống như Golden Gate (Cầu Cổng Vàng) hay George Washington là những cây cầu gần như liên tục được sửa chữa, một cây cầu của người Inca không thể được vá hay hoán đổi một phần mà nó chỉ có thể được thay thế hoàn toàn. Những cây cầu Inca lớn nhất được duy trì bởi nhà nước và hỗ trợ bởi một hệ thống các dịch vụ công cộng bắt buộc, đòi hỏi mỗi thanh niên trưởng thành lao động vài tuần mỗi năm. Còn trường hợp của những cây cầu nhỏ hơn như Keshwa Chaca, công việc của thường xuyên xây dựng lại cây cầu được giao cho cộng đồng địa phương. Cho đến ngày nay, bốn ngôi làng xung quanh triệu tập nhau trong thung lũng vào tháng sáu mỗi năm để chuẩn bị cho một lễ hội kéo dài ba ngày, cắt bỏ cây cầu keshwa Chaca của năm trước và thay thế nó bằng cầu dây mới. Mỗi hộ gia đình có trách nhiệm đưa 90 feet dây bện tới buổi lễ.

Những người Tây Ban Nha đầu tiên đi xâm chiếm nơi đây khi gặp cây cầu này đã phát âm là “the work of the devil” có nghĩa là “tác phẩm của quỷ” và cảm thấy run rẩy khi nghĩ đến việc bước qua nó. Cuối cùng, họ đã nhận ra rằng những cây cầu lớn nhất sẽ có đủ khả năng để chịu đựng không chỉ ngựa mà còn cả những khẩu đại bác hay một đội quân diễu hành 2 hàng. Thật vậy, John Ochsendorf, một giáo sư MIT và MacArthur nghiên cứu những thành tựu kỹ thuật của nền văn minh cổ đại, đã phát hiện ra rằng chiều dài của cáp keshwa Chaca có thể chịu đựng sức năng 4000 pound. Ochsendorf ước tính rằng trong tình trạng tốt nhất, cây cầu dây nhỏ bé này có thể chịu được trọng lượng của 56 người trải đều khắp chiều dài của nó.

Ảnh: Bbc.co.uk

Ảnh: dojoklo (Flickr)

Ảnh: bridgink (Flickr)

Ảnh: Panoramio.com

Ảnh: Crviewer.com

Bài viết được cộng tác viên Hannah Tran đóng góp cho website. Trân trọng cảm ơn bạn.

(Tham khảo: Amusing Planet)
Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả