" />

Côn Đảo: Hoang sơ thơ mộng

Bởi
Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:51 pm
Đã đăng: 10/11/2013 8:21 am

Được ví như một viên ngọc sáng trong khu vực, quần đảo Côn Đảo đang dần dần thu hút được sự chú ý của du khách với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở đây. Côn Sơn, là hòn đảo lớn nhất trong số 15 hòn đảo lớn, nhỏ, được bao quanh bởi những bãi biển thơ mộng, những rạn san hô cùng những vịnh có cảnh quan tuyệt đẹp, và còn được bao phủ bởi những khu rừng dày. Ngoài ra, ở đây còn có thể lặn biển, leo núi, thong dong dạo bước trên những con đường vắng ven biển, khám phá những bãi biển hoang sơ thơ mộng, thả mình trong làn nước trong xanh của biển, và nếu có cơ hội còn được mục kích những động vật hoang dã ở đây.


Côn Đảo

Đảo Côn Sơn (có tổng diện tích là 20 km2) từng được biết đến với tên gọi có nguồn gốc Mã Lai từ chữ “Pulau Kundur” nghĩa là “Hòn Bí”. Người Âu Châu phiên âm là “Poulo Condor”. Sử Việt thì gọi là “Đảo Côn Lôn” có thể cũng từ “Kundur” mà ra. Riêng tên tiếng Miên của đảo là “Koh Tralach”. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo.

Và dường như thiên nhiên đã kiến tạo cho nơi đây thành một hòn đảo thiên đường, nhưng trong khoảng thời gian Pháp và Mỹ xâm lược Việt Nam thì Côn Sơn lại là chốn địa ngục của trần gian. Vào năm 1862 Bonard (thủy sư đô đốc Pháp) ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo và từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Với chế độ tàn bạo của nhà tù đã có hàng ngàn tù nhân bị suy kiệt và có khoảng 20.000 tù nhân đã chết.

Bản đồ Côn Đảo

Vì vậy dưới thời Pháp thuộc đã có câu rằng:

Côn Nôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương.

Công viên quốc gia Côn Đảo chiếm khoảng 80% diện tích đất trên đảo, đây là nơi mà các loài rùa biển được bảo vệ nghiêm ngặt khi chúng lên bờ làm ổ, đẻ trứng. Qũy động vật hoang dã WWF (World Wildlife Foundation) đã cùng với kiểm lâm ở đây thực hiện chương trình giám sát dài hạn các loài rùa trong suốt một thập kỷ. Trong khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng chín của mùa rùa sinh sản, công viên đã tổ chức các đội kiểm lâm giải cứu những ổ trứng có nguy cơ bị đe dọa và mang chúng đến các trại ấp giống để đảm bảo sự an toàn cho chúng.

Sống xung quanh Côn Đảo còn có loài sinh vật biển khác khá thú vị, loài cá cúi (họ bò biển Dugongidae, thuộc bộ lợn biển), tuy gọi là “cá” nhưng chúng lại là loài động vật biển có vú rất quý hiếm. Loài cá này thường phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển cận nhiệt đới và bán nhiệt đới từ Ân Độ Dương sang Thái Bình Dương, bao trùm 37 quốc gia và eo biển Torres ở Úc là địa bàn tập trung sinh sống của hơn 10.000 ngàn con. Số lượng của chúng đã từng sụt giảm nghiêm trọng, và đang tăng trở lại nhờ sự nỗ lực tích cực của những người bảo vệ loài động vật đáng yêu này. Mối đe dọa chính xuất phát từ sự phát triển tuyến đường ven biển đã gây ra sự tàn phá thảm cỏ biển ở những vùng nước nông, là nguồn thức ăn chính của loài này.

Rùa biển được bảo vệ nghiêm ngặt

Dugon- Nàng tiên cá của đại dương

Côn Đảo là một trong những nơi hiếm hoi ở Việt Nam, nơi hầu như không thấy có những kiến trúc vượt quá hai tầng, và kinh nghiệm của du khách về nơi này là hầu như không có sự quấy rầy, làm phiền. Ở đây, khi đi chợ thậm chí không cần mặc cả. Do chi phí tương đối cao vì tàu thuyền không thể cặp sát vào các đảo, nhưng có một điều may mắn là phần lớn các công ty cung cấp dịch vụ du lịch ở đây vẫn giữ được mức phí tối thiểu có thể chấp nhận được.

Các vùng biển thường “biển êm, sóng lặng” từ tháng 3 đến tháng 7, nhưng mùa khô ở Côn Đảo bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2, nếu muốn du lịch đến Côn Đảo thì nên chọn khoảng thời gian này. Mùa mưa kéo dài từ tháng sáu đến tháng chín, nhưng cũng có gió mùa đông bắc và tây nam vào mùa thu, kèm theo những cơn gió lớn. Vào tháng 11 năm 1997, cơn bão Linda đã kéo qua đây làm thiệt hại 300 thuyền đánh cá, các rạn san hô bị quét sạch và rừng bị san phẳng. Tháng 9 và tháng 10 là những tháng nóng nhất, ngay cả khi có nhưng cơn gió mang hơi biển mát lạnh cũng chỉ làm cho khí hậu ở Côn Đảo tương đối dễ chịu hơn so với thành phố Hồ Chí MinhVũng Tàu.

[f1]Chơi gì, xem gì[/f1][f2]
Vịnh Đầm Tre: Nếu muốn làm một chuyến thám hiểm đi bộ xuyên qua rừng rậm, rừng ngập mặn, vượt suối đến vịnh Đầm Tre (vịnh Đầm Tre nằm phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn, cách trung tâm Vườn quốc gia Côn Đảo 16 km), du khách cần phải thuê một hướng dẫn viên địa phương (giá khoảng 6$ cho một chuyến đi, giá này đến nay có thể đã thay đổi). Cảnh quan ở đây tuyệt đẹp, nước vịnh trong xanh du khách có thể bơi lặn thỏa thích. Khi trở về nếu không muốn đi lại đường cũ du khách có thể đi về bằng tàu du lịch.

Hòn Tài: Hệ sinh thái dưới biển của Hòn Tài là bức tranh phong phú đầy màu sắc của san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Đến với Hòn Tài, du khách còn có thể thấy sóc mun – loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè… và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng – một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ – giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài.

Hòn Bảy Cạnh: Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với hệ động, thực vật rất phong phú. Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam Mất. Đi tàu từ đảo Côn Đảo ra Hòn Bảy Cạnh mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Hòn Cau: Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên “Xóm Bà Thiết”. Hơn nữa đây còn là một di tích lịch sử, nơi thực dân Pháp, Mỹ giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước, trong đó có cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Hòn Cau cũng là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm như: rùa biển, yến sào. Đến với hòn Cau du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.

Hòn Tre Lớn: Nếu bạn muốn xem san hô thì hòn Tre Lớn là nơi lý tưởng nhất, vì san hô ở đây rất đẹp và phong phú chủng loại. Ở đây bạn còn được xem bãi cát nơi rùa biển đẻ trứng, nghỉ ngơi thư giãn và tắm biển.

Bãi ông Đụng: Từ di tích cầu Ma Thiêng Lãnh đi xuyên rừng nguyên sinh 1km (khoảng 25 phút đi bộ) du khách sẽ gặp vô vàn những loài gỗ quý hiếm, chim, sóc, khỉ trên đường xuống bãi ông Đụng. Điều đặc biệt ở bãi Ông Đụng là có rất nhiều hòn sỏi lớn nhỏ xen lẫn với màu cát vàng óng ánh trông rất đẹp mắt, nước biển trong xanh và sạch sẽ. Nơi đây có rất nhiều cây bàng lớn nghiêng mình soi bóng trên bãi biển. Du khách có thể lặn xem san hô, câu cá, khám phá rừng ngập mặn trong chuyến đi này.

Bãi biển ông Đụng – Ảnh: condaoseatravel.com.vn

Bãi Đầm Trầu: Bãi Đầm Trầu còn được ví như “nàng tiên còn say giấc nồng”. Đây là điểm đến thú vị cho những ai thích dã ngoại ngoài trời, tắm biển, ngắm san hô, yêu thích thưởng thức sự yên tĩnh và vẻ đẹp hoang sơ, bạn cũng có thể vừa tắm biển vừa ngắm nhìn những chiếc máy bay cất cánh với khoảng cách khá gần vì bãi Đầm Trầu nằm rất gần sân bay Cỏ Ống.

Ảnh: Mytour.vn

Đền thờ bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu: cũng là nơi nên đến lễ và thăm viếng. Bà là vợ của vua Nguyễn Ánh. Khi nhà vua định mời Pháp vào để chống lại quân Tây Sơn, bà đã có lời can ngăn: “không nên cõng rắn cắn gà nhà”, nhà vua tức giận giam bà trên một hòn đảo hoang vắng, nay gọi là Hòn Bà. Khi quân Tây Sơn gần ra tới đảo, nhà vua đem bầu đoàn thê tử chạy trốn. Trong lúc chạy loạn, hoàng tử Cải khóc nhớ mẹ, nhà vua tức giận liền vứt con xuống biển. Xác hoàng tử dạt vào bờ biển, người dân chôn cất và lập đền thờ. Bà Phi Yến sau khi được cứu thoát, được người dân dựng nhà ngay cạnh mộ để chăm nom hoàng tử. Sau đó, trong một lần đi lễ hội làng, vì nhan sắc quá lộng lẫy, bà bị một kẻ xông vào định hãm hiếp, nhưng hắn mới chỉ chạm vào tay, đã bị bà hô hoán, người dân bắt lại. Bà chặt đứt cánh tay ô uế bị kẻ xấu chạm vào. Sau uất ức quá, bà tự tử để vẹn toàn trinh tiết ở tuổi 25.

Chùa Núi Một: ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Chùa tựa lưng vào núi và nhìn xuống đầm sen rộng mát. Kiến trúc của chùa thoáng đáng, yên bình.

Nhà tù Côn Đảo: Có 19 điểm di tích chia làm hai thời kỳ, các trại giam thời Pháp và trại giam Mỹ – ngụy. Các trại giam thời Pháp: Phú Sơn, Phú Hải năm ngay trong trung tâm nên rất tiện thăm quan. Khu chuồng bò, chuồng cọp quả là những địa ngục trần gian. Khu chuồng bò giờ vẫn còn nguyên hầm phân, nước tiểu nơi địch đầy đọa, bắt người tù ngâm mình ngang ngực.

Chuồng bò – Nơi tù nhân bị tra tấn bằng phân bò – Ảnh: Condao360.com

Chuồng cọp – Ảnh: wookytravels.blogspot.com

Khám phá đảo

Khám phá Đảo chính: Trên đảo chính, bạn phải tới thăm bãi Đầm Trầu, cắt trắng, núi ôm gọn bãi biển theo hình vòng cung nên bãi tắm rất phẳng lặng, cát trắng, mịn như bông. Điều đặc biệt là các bãi biển trên đảo luôn có sự kết hợp của núi rừng xanh xa xa, kết hợp với cát trắng và những bãi đá nhấp nhô.

Bạn nên thuê ca nô sang thăm Hòn Bảy Cạnh, đảo lớn thứ nhì sau đảo chính Côn Lôn. Nơi đây có rừng ngập mặn và những bờ biển tuyệt đẹp. Bạn có thể lặn ngắm san hô giữa đảo. Tuy nhiên, ra đây không có đồ ăn, nên nếu muốn ở chơi cả ngày thì bạn phải mang theo đồ ăn.

Ngắm rùa: Các chuyến đi ngắm rùa có thể đến văn phòng Công viên quốc giá nằm ở phía bắc thì trấn. Có các chuyến đi ở qua đêm. Văn phòng sẽ cung cấp thông tin chi tiết các hành trình để khám phá nhưng lưu ý một số khu vực quân đội cấm vào khá nhiều trên đảo. Nếu bạn muốn tận mắt xem rùa sinh, hãy đặt tour vào Tháng 7 và Tháng 8 hoặc đầu Tháng 9, đây là khoảng thời gian rùa sinh nở.

Rùa làm tổ

Rùa con ra biển

Lặn biển

Côn Đảo là nơi để lặn tốt nhất Việt Nam. San hô tương đối nguyên vẹn và đẹp rất ấn tượng. Thủy sinh ở đảo khá đẹp và phong phú, bạn có thể lặn hầu hết thời gian trong năm, có 16 hòn đảo để lựa chọn thời điểm để lặn xem đẹp nhất. Bắt buộc phải có bảo hiểm lặn ở Côn Đảo do các địa điểm lặn khá xa.

Câu lạc bộ Dive ! Dive ! Dive ! (Đường Nguyễn Huệ) liên kết với tổ chức SSI do người Mỹ điều hành thường xuyên tổ chức các khóa học thuộc sở hữu của một khóa học PADI. 90$ cho một lần lặn, 70$ cho lần lặn thứ 2 (giá tham khảo Tháng 3/2013)

Họ có kinh nghiệm và kiến thức địa phương khá rộng về hòn đảo kể cả trên cạn và dưới nước. Hàng ngày đều có chuyến đi lặn bằng các loại như tàu tự chế 15 mét, tàu cao tốc dài 5 mét hoặc tàu chở khách đáy trong suốt 60 mét. Ngoài ra, ở đây họ cũng cho thuê xe đạp, thiết bị lặn, đồ dùng cắm trại. Mua hôm nay, ngày mai lặn và bảo hiểm y tế bán tại chỗ luôn

Câu lạc bộ Senses Diving Con Dao:, 0084 122 8932362, www.divecondao.com là một khu resort lặn biển với các hướng dẫn viên người Anh và Nam Phi đã có kinh nghiệm trên đảo trên 19 tháng. Hoạt đồng hằng ngày, có tổ chức các chuyến lặn ngắm san hô, đi bộ đường dài, tham quan di tích lịch sử và các tour ngắm rùa biển.

Senses Diving Con Dao

[/f2]

[f1]Ở đâu[/f1][f2]
Nếu bạn muốn ở khách sạn có bãi biển liền kề thì nên chọn Côn Đảo resort trên đường Nguyễn Đức Thuận, rất trung tâm, tiện ăn uống. Các khách sạn như Sài Gòn Côn Đảo resort, ATC resort nằm trên đường Tôn Đức Thắng, view biển tuyệt đẹp, sạch sẽ và dịch vụ tốt, tuy nhiên, không có bãi tắm riêng. Muốn tắm biển, bạn phải băng qua đường. Giá trung bình các phòng ở đây ở mức 1-1,5 triệu đồng một phòng. Bởi vậy, phải lựa chọn kỹ khi đặt qua mạng, không phải “resort” nào cũng có bãi biển riêng như mặc định. Nếu muốn tĩnh dưỡng thì Sixsences Côn Đảo resort là lựa chọn tuyệt vời, tuy nhiên, khu nghỉ này ở gần sân bay, cách xa trung tâm, không tiện cho việc ăn uống, vui chơi. Một lựa chọn ngon, bổ, rẻ nữa là các khách sạn nhỏ, motel giá chỉ khoảng 300.000-500.000 đồng.




Sixsences Côn Đảo Resort

[/f2]

[f1]Ăn gì[/f1][f2]
Hải sản trên đảo rất tươi ngon. Một món ăn không thể bỏ qua là cá mú đỏ, đặc sản của Côn Đảo. Giá khoảng 700.000-800.000 đồng/cân. Thịt cá trắng, dai và rất thơm. Nên tranh thủ ăn tôm hùm và tôm mũ ni, giá không rẻ so với đất liền 1,5 triệu đồng/kg tôm hùm nhưng rất tươi. Mực một nắng cũng không nên bỏ qua. Điều đặc biệt là giá cả của các nhà hàng ở đây tương đối giống nhau, nên không cần phải chọn lựa nhiều. Rau muống, mùng tơi trên đảo rất giòn, ngon. Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể mang theo hoa quả từ đất liền vì giá hoa quả trên đảo hơi đắt, do phải vận chuyển từ TP HCM.

Côn Đảo không có quá nhiều hàng ăn và dịch vụ, nhưng điểm dễ chịu là từ chủ quán tới nhân viên đều rất chân thật, không có kiểu hét giá, làm ăn trí trá như các khu du lịch khác.

Đặc sản

Ốc vú nàng: Đặc sản hấp dẫn nhất không nên bỏ qua khi đi du lịch Côn Đảo mang cái tên khá “nhạy cảm” là ốc vú nàng. Loại ốc này có thể nướng, luộc, ăn gỏi đều ngon tuyệt hảo. So với ốc vú nàng ở biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), biển Đại Lãnh (Khánh Hòa), ốc vú nàng ở Côn Đảo là to hơn, lại có quanh năm và nhiều nhất vào những ngày trăng tròn.

Mứt hạt bàng: Đây là một món ăn độc đáo làm từ hạt của cây bàng – loài cây rừng gần như đã trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người Côn Đảo. Vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, mang đến một món mứt vừa ngon lại rất lạ.

Ngoài ra, còn nhiều món ngon khác mà du khách không thể bỏ qua ở Côn Đảo như: cua mặt trăng, ghẹ, tôm hùm, trùn biển, gỏi cá mập, mắm hun, mắm hàu…
[/f2]

[f3]

Ảnh: Sưu tầm

Bãi biển hoang sơ, thơ mộng

Quần đảo Côn Đảo nhìn từ trên cao

Toàn cảnh Côn Đảo – Ảnh: Vietnamdiscoveries.com

Con đường đẹp nhất Côn Đảo
[/f3]

[f4]Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý (180km). Có hai cách để đi đến Côn Đảo là bằng đường bộ + đường thủy hoặc đường hàng không.

Đường hàng không

Hiện tại, chỉ có hai hãng hàng không có chuyến tới Côn Đảo là Vietnam Airlines và Air Mekong. Thường là các chuyến phải transit qua TP HCM. Thứ 4 và thứ 6 hàng tuần Air Mekong có chuyến bay thằng từ Hà Nội tới Côn Đảo. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào lượng khách mà có thể bạn vẫn phải transit, tuy nhiên, thời gian transit rất nhanh, bạn vẫn phải mang theo hành lý xách tay xuống máy bay, vào khu vực phòng chờ rồi lại lên đúng máy bay đó.

– Bay cùng Vasco với máy bay ATR có sức chứa 65 khách/chuyến, thời gian bay 45 phút từ thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo.
– Bay cùng Air Mekong với Tàu bay có sức chứa 90 khách/ chuyến, đường bay từ Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo

Từ sân bay Cỏ Ống, Côn Đảo về trung tâm thị trấn khoảng 12 km. Bạn có thể đi taxi, lúc nào cũng có xe sẵn ở sân bay. Tuy nhiên, các khách sạn ở đây thường có dịch vụ đưa đón tại sân bay. Bạn cần hỏi kỹ khi đặt phòng. Nếu chưa kịp đặt phòng, bạn có thể book ngay tại các quầy đại diện khách sạn tại sân bay.

Đường biển

Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 có sức chứa 200 khách/tàu, là phương tiện đến Côn Đảo bằng đường biển, khởi hành đi Côn Đảo từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) lúc 17h00 và đến Côn Đảo lúc 5h00 sáng ngày hôm sau. Do điều kiện xa bờ và điều kiện thời tiết nên lịch tàu thường không ổn định. Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt.[/f4]

[f1 type=gold]Đi chơi xung quanh[/f1][f2]
Đi bộ: Làng Côn Sơn khá nhỏ, sạch sẽ dễ dàng đi bộ tham quan. Đi bộ là cách tốt nhất để tận hưởng bình mình và hoàng hôn trên đảo một cách trọn vẹn.

Xe máy: Không khí biển mát mẻ, nên đi xe máy rất tiện lợi và thoải mái. Điều thú vị nhất là vào bất cứ đâu, bạn không cần khóa xe, cắm nguyên chìa ở ổ, vào thăm thú, ra xe vẫn y nguyên. Thậm chí, để qua đêm, sáng sau, xe vẫn y nguyên đó. Trên đảo chỉ có một cây xăng duy nhất, nên cần phải lưu ý để ý mức xăng. Giá thuê xe máy khoảng 100.000 đồng/xe số, 120.000 đồng/xe ga.

Xe ôm: dễ dàng tìm thấy trên đảo

Taxi: hiện tại trên đảo có khá nhiều hãng kinh doanh trên đảo, giá cả khá mắc.

Xe đạp: một phương tiện tiện lợi, gọn nhẹ dễ dàng khám phá hòn đảo nhỏ và thanh bình này.
[/f2]

[f1]Một số ghi chú cần biết[/f1][f2]

  • Dịch vụ ở Côn Đảo còn phụ thuộc nhiều vào các chuyến hàng cung cấp của đất liền nên còn khá đắt đỏ và hạn chế nhất là các hoạt động vui chơi về đêm. Do đó, bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng đây là chuyến nghỉ ngơi và khám phá một hòn đảo còn rất hoang sơ, dịch vụ chưa đầy đủ như đất liền.
  • Bạn nên chuẩn bị giày cao cổ nếu muốn vào rừng khám phá, thuốc chống dị ứng, các loại thuốc cá nhân hay dùng, một số đồ ăn liền do buổi tối rất khó kiếm đồ ăn.
  • Ở Côn Đảo rất ít hàng quán, có 2 nhà hàng khá nổi tiếng là Tri Kỷ Quán hoặc Thu Ba trên đảo Côn Sơn.
  • Có một cách tiết kiệm hơn cho du khách là tự mình ra cầu cảng vào tầm 6h00 sáng hoặc 2h00 chiều, giờ tàu về để mua hải sản tươi rói giá rất rẻ. Hải sản tươi có thể mang về khách sạn nhờ họ chế biến.
  • Nếu muốn ăn cơm bụi, bạn có thể tới khu vực chợ Côn Đảo.

[/f2]

(Tham khảo: WikiTravel, Ngôi Sao, Vivulife.vn, iVivu.com)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả