Nhật Bản

Câu chuyện về những người lính Nhật không bao giờ đầu hàng

Bởi
Bạn có biết
Cập nhật: 05/09/2018 1:02 am
Đã đăng: 24/03/2017 12:15 am

Quyết định đầu hàng của quân đội Nhật Bản vào cuối thế chiến thứ hai được Nhật Hoàng Hirohito đưa ra có thể là một tin tốt đối với hàng triệu gia đình Nhật Bản đã phải li tán suốt thời kì chiến tranh, nhưng không phải tất cả binh lính đều sẵn sàng dẹp bỏ vũ khí. Những người lính trong quân đội Nhật Bản thấm nhuần tư tưởng chiến đấu đến cùng, không bao giờ đầu hàng và tự kết liễu đời mình khi bị bắt làm tù nhân. Vì vậy, khi tin tức Nhật Hoàng quyết định đầu hàng được công bố vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, hàng trăm người lính Nhật đã quyết định sống ẩn dật trong hổ thẹn, một số thậm chí còn tiếp tục chiến đấu nhiều năm sau khi cuộc chiến kết thúc.

Ảnh: Sưu tầm

Khi chuyển đến đảo Lubang (Philipines) sống và làm việc với chức vụ sĩ quan vào tháng 12 năm 1944, chàng trai 22 tuổi thông minh Trung Úy Hiroo Onoda được giao nhiệm vụ âm thầm chia rẽ và phá hoại những nổ lực chiến đấu của kẻ thù. Anh được giao một mệnh lệnh đặc biệt, đó là dù trong bất kì trường hợp nào cũng không được đầu hàng, hoặc anh phải từ bỏ mạng sống của mình.

Tháng hai năm 1945, quân Đồng Minh đổ bộ vào đảo, Onada và 3 người khác rút quân lên đồi để tiếp tục chiến đấu du kích. Họ sống sót bằng chuối và nước dừa trong rừng, thi thoảng trộm bò từ những ngôi làng lân cận. Thỉnh thoảng, họ có những cuộc chạm súng với cảnh sát địa phương.

Một ngày không bao lâu sau khi cuộc chiến tranh, nhóm quân vô tình nhặt được một tờ bướm loan tin rằng cuộc chiến đã kết thúc, và chính phủ Nhật Bản ra lệnh cho tất cả binh lính đầu hàng. Hiroo Onoda và binh linh của anh ta cho rằng đó là một âm mưu để dụ dỗ họ ra khỏi chỗ trú ẩn, và thế là họ tiếp tục chiến đấu.

Năm 1950, 5 năm sau khi tiếp tục ẩn náu, một chiến hữu của Onoda, Yuichi Akatsu, cho rằng anh ta đã phải chịu đựng quá đủ và quyết định rời khỏi đội quân. Sau quyết định ra đi của Akatsu, cả đội quân đã được triệu tập để thảo luận, nhưng cuối cùng, họ quyết định đi sâu hơn vào rừng. Để thuyết phục họ đầu hàng, những bức thư và ảnh gia đình đã được thả xuống từ máy bay, bao gồm cả một bức thư của Akatsu tự viết, nhưng cả 3 người lính đầu cho rằng đó là một chiêu trò bịp bợm.

Năm 1954, một chiến hữu khác của Onoda, Hạ sĩ Shimada, bị bắn và ra đi trong một cuộc chạm trán nhỏ với đội quân tìm kiếm họ. 19 năm sau, Onoda và người đồng hành còn lại, Kozuka, vẫn tiếp tục sống trong khu rừng rậm rạp đó dưới một chỗ trú ẩn tạm thời, và giết thịt bò làm thức ăn sống qua ngày. Năm 1972, khi đốt một cánh đồng lúa – một phần trong kế hoạch đánh du kích của họ, Kozuda bị một sĩ quan cảnh đại phương bắn chết. Onoda bấy giờ hoàn toàn bị bỏ lại một mình. Từ lúc này, anh đã trở thành một anh hùng trong truyền thuyết đối với người dân trong và ngoài Lubang.

Norio Suzuki chụp ảnh với Onoda và khẩu súng trường của anh sau khi tìm thấy anh ta ở rừng Lubang Island – Ảnh: Sưu tầm

Năm 1974, một người đàn ông Nhật Bản tên Norio Suzuki cuối cùng đã tìm ra Onoda. Suzuki được truyền cảm hứng từ câu chuyện của Onoda và quyết định tìm kiếm một người mà theo các gọi của anh là “Trung Úy Onoda, một con gấu trúc vĩ đại, một người tuyết to lớn”.

OnodaSuzuki trở thành bạn của nhau, nhưng Onoda vẫn không đồng ý đầu hàng, và nói rằng sẽ không đầu hàng trừ khi được ra lệnh bởi cấp trên. Suzuki trở về Nhật Bản, với sự giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản, tìm lại cấp trên trực tiếp của Onoda, Thiếu tá Yoshimi Taniguchi, bấy giờ đang làm việc ở một hiệu sách.

Cùng với Taniguchi, Suziki bay trở lại Lubang, và lệnh đầu hàng đã được đọc to lên cho người lính tội nghiệp. Hiroo Onoda cuối cùng đã chịu gác súng sau gần 29 năm sau cuộc chiến. Anh đã không kìm được nước mắt.

Trung Úy Hiroo Onoda cầm kiếm trên tay bước ra khỏi rừng sau 29 năm – Ảnh: Sưu tầm

Onoda trao tặng thanh kiếm của anh cho Tổng thống Philippine Ferdinand Marcos tại Manila – Ảnh: Sưu tầm

Onoda vẫy chào khi trở về Tokyo năm 1974 – Ảnh: Sưu tầm

Hiroo Onoda trờ về Nhật Bản vào tháng 3 cùng năm đó, nhưng sau khi cố gắng để thích nghi với cuộc sống ở quê nhà, anh đã di cư sang Brazil vào năm 1975 để trở thành một nông dân. Anh quay trở lại Nhật Bản năm 1984, và mở một doanh trại cho trẻ em khắp đất nước. Anh mất vào 16 tháng Giêng năm 2014.

Nhưng Hiroo Onoda không phải là người anh hùng duy nhất với một câu chuyện li kì. Hơn 2600km từ rừng Guam, một người lính Nhật Bản khác, cũng có một câu chuyện li kì không kém, Shōichi Yokoi là một trung sĩ khi anh được đưa tới Guam vào tháng Hai 1943. Khi quân đội Hoa Kỳ chụp hình ảnh của hòn đảo vào năm 1944, Yokoi đang ẩn náu cùng với 9 chiến sĩ khác. 7/10 chiến sĩ của đội quân ban đầu đã quyết định rời khỏi và chỉ còn 3 người quyết định ở lại khu vực đó. Họ sống riêng, nhưng thường xuyên gặp nhau, cho đến khi 2 trong 3 ra đi trong một trận lũ lụt. 8 năm qua, Yokoi sống một mình trong một cái hầm nhỏ anh tụ đào. Chúng ta vẫn còn có thể đến xem cái hầm nơi anh đã sống ở Guam.

Chân dung Shōichi Yokoi

Cái hầm của anh nằm ở độ sâu 7 feet dưới lòng đất, và có thể đi xuống bằng một lối hẹp, được nguỵ trang bằng một cái thang. Bên trong hang cao tầm 3 feet và dài 9 feet, thậm chí anh còn xây một cái nhà vệ sinh bên trong. Trần được ghép bằng những thanh tre cứng, tường và sàn cũng được trải bằng tre. Bên trong hầm có một cái kệ nhỏ, nơi Yokoi chứa những dụng cụ tự làm, thức ăn khô, nước và những cái bẫy tự chế. Quần áo của anh được làm từ bao bì cũ, rễ cây dừa và tre, được may lại với nhau bằng kim tự chế. Nút áo được làm từ những mảnh nhựa bỏ đi.

Shōichi Yokoi và hầm của anh được tìm ra vào năm 1972. Không như Hiroo Onoda, không biết là cuộc chiến tranh đã kết thúc, Shōichi Yokoi đã biết thông tin là cuộc chiến kết thúc từ năm 1952, nhưng anh ta lại sợ phải lộ diện ra khỏi chỗ ấn náu của mình.

“Chúng tôi, những người lính Nhật Bản, được dạy rằng thà chết vinh còn hơn sống nhục”Yokoi giải thích.

Yokoi mất năm 1997.

Ảnh: grobetrotting.com

Ảnh: edward6967/Panoramio

Ảnh: kawahiro/Panoramio

(Tham khảo: Amusing Planet)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả