Aogashima: Hòn đảo núi lửa cực nam Nhật Bản

Bởi
Khám phá, Uncategorized
Cập nhật: 29/08/2018 2:50 pm
Đã đăng: 06/03/2014 7:00 am

Aogashima là một hòn đảo nhiệt đới núi lửa nhỏ thuộc ở vùng biển Philippine, được chính quyền Tokyo quản lý mặc dù hòn đảo nằm cách 358 km từ thủ đô nước Nhật. Đây là một hòn đảo có người ở bị cô lập nằm ở tận cực nam xa xôi thuộc quần đảo Izu. Bản thân hòn đảo là một miệng núi lửa khổng lồ, phía bên trong còn có một miệng núi lửa khác nữa nhưng nhỏ hơn. Aogashima vẫn được coi là mội núi lửa loại C, mặc dù lần cuối cùng nó phun trào là vào những năm 1780.


Aogashima – Ảnh: Hitfull.com

Theo lịch sử Nhật Bản thì con người đến hòn đảo này để sinh sống là vào thời kỳ Edo, cách đây hàng trăm năm. Vào thế kỷ 18, gần một nửa dân số của hòn đảo thiệt mạng khi núi lửa phun trào bất ngờ, hòn đảo xem như bị tiêu hủy hoàn toàn trong tro bụi và mãi 50 năm sau, người dân mới quay lại nơi đây sinh sống. Ngày nay, có 200 dân làng dũng cảm sống trên đảo.

Aogashima là một ngọn núi lửa ngầm với phần nổi lên mặt nước là một miệng núi lửa lớn có vành ngoài gồ ghề của lớp trầm tích núi lửa cao từ 200m đến 420m. Người ta tin rằng hòn đảo được hình thành bởi ít nhất bốn lớp miệng núi lửa chồng chéo lên nhau. Aogashima bao gồm các vành miệng núi lửa bên trong và bên ngoài. Bờ biển phía nam là một sườn núi dốc sắc đường kính 1,5 km tạo thành một cạnh của một miệng núi lửa có tên Ikenosawa. Miệng núi lửa nhỏ nằm bên trong hình vòng nón có tên là Maruyama, nó vẫn còn bốc hơi nóng xung quanh nên không có cây cối nào mọc nổi. Otonbu là đỉnh của miệng núi lửa với độ cao 432 mét so với mực nước biển, đây cũng là điểm cao nhất của hòn đảo. Đứng trên đây có thể nhìn toàn cảnh ngọn núi lửa và biển Thái Bình Dương.

Nằm trong vùng biển Kuroshio có dòng chảy mạnh, tàu thuyền hầu như rất khó khăn khi cập cảng. Hòn đảo thực sự không có hải cảng để neo đậu tàu thuyền do các vách đá dựng đứng bao quanh toàn bộ hòn đảo. Cầu cảng duy nhất của đảo, Sanbo có thể xử lý các tàu nhỏ lên đến 500 tấn và không thể sử dụng được khi sóng to gió lớn hoặc thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra vẫn có một cách đến đảo là bằng máy bay trực thăng do Tokyo Island Shuttle Service cung cấp. Cả hai dịch vụ (thuyền và máy bay trực thăng) đều khởi hành từ đảo Hachijojima cách đó 60km. Trước khi dịch vụ máy bay trực thăng đưa vào vận hành năm 1993, các hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa thiết yếu và thực phẩm chỉ có thể đi bằng thuyền, và người ta cũng khó đoán được khi nào tàu đến. Mỗi chuyến trực thăng đến đảo chỉ mang tối đa 9 hành khách bay mỗi ngày một lần. Tùy theo mùa, các chuyến bay sẽ bị hủy nếu có sương mù dày đặc. Đó là lý do tại sao Aogashima vẫn là một hòn đảo cô lập và khó tiếp cận.

Đến Aogashima chẳng có việc gì nhiều để làm ngoại trừ bạn muốn tìm kiếm một sự thanh bình ở một thiên đường nhiệt đới. Ở trung tâm hòn đảo là một phòng tắm hơi thiên nhiên với một phòng tắm hơi, một nhà tắm công cộng và các vòi sen, bạn có thể sử dụng hơi nóng để nấu ăn như luộc rau tươi, khoai tây hoặc trứng. Aogashima cũng là ngôi làng nhỏ nhất ở Nhật. Đánh bắt cá và trồng trọt là nghề trụ cột của Aogashima, với số lượng nhỏ khách du lịch theo mùa góp phần cho cuộc sống nơi đây ổn định. Vào năm 2009, dân số đảo là 205 và đang giảm dần. Hòn đảo có một trường tiểu học khoảng 25 học sinh, khi đến 15 tuổi, các em học sinh phải vào đất liền học tiếp và cũng chẳng ai chắc rằng chúng sẽ quay trở lại Aogashima.

Làm sao đến đó: Phà từ Hachijojima đến Aogashima mỗi ngày mất khoảng 2,5 giờ (¥2500) tùy theo thời tiết. Bạn có thể đến đó nhanh hơn và tiện hơn là bằng trực thăng (¥11,500).

[toggle title=”Hình ảnh”]

Ảnh: Hitfull.com

Ảnh: Hitfull.com





Ảnh: izuyan/Flickr
[/toggle]

(Tham khảo: Amusing Planet, Sotaydulich.com, Wikitravel)

Trở lên Trên ▲
Quảng cáo

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả